Là người yêu thích tranh sơn mài với các chủ đề luôn mang đậm bản sắc làng quê Việt,ơnmàicủahọasĩPhạmTrinhintrênáodàty so bong da tay ban nha NTK Hoàng Ly đã liên hệ với họa sĩ Phạm Trinh xin phép được sử dụng những bức tranh của anh cho BSTTinh hoa Việt. “Nhắc đến tranh sơn mài Phạm Trinh là nói đến không gian bình yên của làng quê Việt, là gợi nhớ bóng hình của một thời vàng son nơi cố đô trầm mặc… Tranh của anh sử dụng nhiều gam màu nâu đỏ, đem đến chiều sâu và sắc thái bình yên. Đây cũng là gam màu rất phù hợp cho chủ đề mùa thu mà tôi mong muốn chuyển tải lên áo dài”, NTK Hoàng Ly bày tỏ. NTK Hoàng Ly cho biết, điều khó khăn nhất khi đưa các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Phạm Trinh lên áo dài là làm sao phải giữ được màu sắc nguyên bản của tranh, đặc biệt là những họa tiết từ kỹ thuật cẩn trứng (gắn vỏ trứng lên tác phẩm sơn mài). “Tôi phải nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều ngày để tính toán sao cho có được kết quả ưng ý nhất. Quan trọng là làm sao để màu sắc, các chi tiết của tranh được sắc nét, rõ ràng vì in lên vải rất khó. Nếu chất liệu vải không tốt sẽ khiến tranh bị mờ, nhòe”, NTK Hoàng Ly nói. NTK tiết lộ, BST Tinh hoa Việtđược thực hiện bởi những nghệ nhân thêu tay và đính kết thủ công truyền thống. Các họa tiết trên tranh được làm nổi bật hơn bằng hàng nghìn viên đá pha lê lấp lánh. Để BST có được vẻ đẹp mang tính hoài cổ, NTK Hoàng Ly đã chọn Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho các người mẫu khoe sắc. Trước đó, chị cũng mang BST này trình diễn trong Festival Thu Hà Nội do UBND TP. Hà Nội tổ chức vừa kết thúc cách đây ít ngày. Ngoài Tinh hoa Việt, với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề thiết kế áo dài, NTK Hoàng Ly từng thực hiện nhiều BST tôn vinh di sản, văn hóa lịch sử của Việt Nam như: Ninh Bình quê mẹ, Cố đô ngàn năm, Giọt sương mai, Dấu ấn thời gian. Màn trình diễn áo dài ấn tượng trong ‘Câu chuyện tình yêu Việt - Nhật’Bộ sưu tập của NTK Anh Thư thể hiện sự giao thoa văn hoá Việt - Nhật, từ thiết kế đến chất liệu đặc trưng thông qua hình ảnh áo dài và kimono. |