Mobile Money và các hình thức thanh toán không tiền mặt,ệtNamkhôngđứngngoàixuhướngthanhtoánđiệntửkèo bóng đá thế giới thanh toán điện tử được cho là đã giải quyết gốc rễ vấn đề dịch vụ tài chính ở những khu vực kém phát triển, chẳng hạn như châu Phi, nơi có tỉ lệ thâm nhập Internet thấp nhất thế giới.
Các nền tảng fintech cho phép người dùng nạp rút tài khoản miễn phí thông qua ứng dụng di động hoặc trực tiếp tại các mạng lưới đại lý được uỷ quyền. Những người dùng không có smartphone sẽ được cấp miễn phí thẻ mã QR Code để thực hiện giao dịch với đại lý đầu mối.
Giá thành rẻ và dễ tiếp cận là lời giải cho bài toán dịch vụ tài chính tại châu Phi. Nền tảng Mobile Money tại đây như Wave, đã xây dựng được sản phẩm thu hút hàng triệu người sử dụng, có độ tương tác không thua kém sản phẩm của những công ty công nghệ tiêu dùng hàng đầu thế giới. Thậm chí, Liên minh kinh tế tiền tệ Tây Phi còn đặt ra mục tiêu trở thành châu lục đầu tiên không dùng tiền mặt trên thế giới.
Trong khi đó, tại Thuỵ Điển, một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, trong vòng 1 thập kỷ, từ năm 2010 tới 2020, tỉ lệ sử dụng tiền mặt tại đây đã giảm từ 39% xuống chỉ còn 9%. Ở các cửa hàng hay tiệm café, ngày càng nhiều những tấm biển “Card-only” (chỉ thanh toán qua thẻ) hay “Cash-free” (không tiền mặt) xuất hiện thay thế cho “Cash-only” (chỉ tiền mặt).
Mua sắm trực tuyến cũng trở nên rất phổ biến khi các nhà bán lẻ thường có nhiều ưu đãi khi thực hiện bán hàng qua các shop online. Có tới 84% dân số Thuỵ Điển thực hiện mua sắm trực tuyến trong năm 2020, đưa nước này vào danh sách top đầu các quốc gia shopping online tại châu Âu. Không chỉ vậy, 99% các cửa hàng và thương nhân buôn bán tại quốc gia Bắc Âu này đều đã trang bị hệ thống thanh toán di động gắn chip và mã pin
Tăng trưởng thanh toán di động hàng năm hơn 90%
Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng về giao dịch thanh toán di động bình quân hàng năm đạt hơn 90%; nhiều dịch vụ ngân hàng đã có thể sử dụng hoàn toàn trên kênh kỹ thuật số như: mở tài khoản, thẻ ngân hàng, chuyển tiền, gửi tiết kiệm… Trong đó, gần 70% người trưởng thành có tài khoản thanh toán, hơn 1,1 triệu tài khoản Mobile Money đã được mở với 60% tài khoản tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Hệ thống thanh toán hoạt động thông suốt, an toàn đáp ứng được hầu hết các nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế; các phương thức, dịch vụ thanh toán mới hiện đại trên thế giới (như thanh toán qua mã phản hồi nhanh QR, thanh toán tiếp xúc gần NFC, mở tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng bằng phương thức điện tử... đã được triển khai thực hiện tại Việt Nam) với chi phí hợp lý.
Chỉ tính riêng tại Hà Nội, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người dân Thủ đô. Số lượng người tiêu dùng mua sắm online, truy cập vào các trang thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng mạnh.
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết thành phố đặt mục tiêu thanh toán không tiền mặt trong giao dịch thương mại điện tử từ giờ đến năm 2025 đạt 45%; các giao dịch mua hàng trên website, ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử đạt 65%; website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến đạt 75%.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử đạt 45%; doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động đạt 35%.
Theo các chuyên gia, sử dụng mã QR Code khi nhận hàng là một trong những biện pháp hiệu quả thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi tại các thành phố lớn.
Thế Vinh
(责任编辑:Cúp C2)