Mới chỉ vài tháng trước,ộcgọikíncủatamđạigiangànhôtôDetroittrongtâmbãsoi kèo bóng đá đan mạch General Motors đã phải hứng chịu một cuộc đình công từ các công nhân UAW của mình. Sự kiện này đã dẫn đến 40 ngày ngưng làm việc khiến nhà sản xuất ôtô này tổn thất đến 4 triệu đô la Mỹ năng suất bị mất, theo tính toán của chính công ty.
Giữa bối cảnh đó, vụ General Motors đâm đơn kiện Fiat với cáo buộc rằng hãng xe này đã hối lộ các quan chức công đoàn để giành được lợi thế về chi phí lao động vẫn còn nhức nhối. (Vụ bê bối hối lộ này đã lật đổ chủ tịch công đoàn đương nhiệm, đưa Gamble lên vị trí này vào tháng 11 năm 2019).
Ảnh minh hoạ. Nguồn: ItalPassion. |
Ngay cả việc mời CEO của cả ba công ty cùng tham gia cuộc gọi cũng là một thách thức; luật sư của ba công ty lo lắng rằng việc các CEO họp mặt với nhau để thảo luận về chính sách lao động là hành vi vi phạm luật chống độc quyền. Sự trớ trêu thật hiển nhiên.
Các bộ luật vốn được đặt ra để bảo vệ người lao động - bằng cách ngăn chặn các công ty cấu kết với nhau để cắt giảm lương hoặc tăng giờ làm - giờ có thể đẩy họ vào vòng nguy hiểm.
Gamble đã nói chuyện riêng với Bill Ford, người ông đã quen biết từ hồi mới là một nhà tổ chức tại công đoàn nhà máy Ford, Local 600, cũng như CEO của GEM, Mary Bara, và CEO của Fiat Chrysler, Mike Manley, và đảm bảo với họ rằng trọng tâm của ông chỉ là các thủ tục y tế và an toàn - và rằng ông sẽ tránh mọi cuộc thảo luận nhạy cảm về lịch trình sản xuất, những cuộc nói chuyện có thể vi phạm luật chống cấu kết của liên bang.
Tuy nhiên, phải mất nhiều cuộc điện thoại từ thống đốc Michigan, Gretchen Whitmer, và nữ nghị sĩ Debbie Dingell, người phụ trách quận có nhiều nhà máy ôtô, để thúc giục họ làm điều đúng đắn thì các vị CEO mới chịu tham gia cuộc gọi.
Trong cuộc gọi, Gamble đã hối thúc các CEO đóng cửa nhà máy ngay lập tức trong hai tuần. Manley không chịu, viện dẫn vấn đề những chiếc xe chưa hoàn thiện nằm chết gí trên dây chuyền lắp ráp. Chúng sẽ han gỉ, đồng nghĩa với hàng triệu đô la nguyên vật liệu bị mất.
Có lẽ, Manley gợi ý, họ có thể giảm số lượng công nhân đến nhà máy mỗi ngày để hoàn thiện những chiếc xe đang trên chuyền chứ không khởi động sản xuất những chiếc mới. Nhưng CEO của Ford, Jim Hackett, nhanh chóng chỉ ra mặt trái của ý tưởng đó: “Con virus đâu có quan tâm xe đang ở giai đoạn nào” của quá trình sản xuất, ông nói.
Nhớ lời dặn của các luật sư là không được cam kết thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với lịch trình sản xuất của họ trong cuộc gọi, các CEO đều ăn nói vòng vo. Họ xin 48 giờ để nghĩ ra một kế hoạch.
MORGAN STANLEY đã có hai ca được xác nhận nhiễm Covid-19 trong đội ngũ nhân viên của mình, một trường hợp trong khuôn viên ngân hàng ở vùng ngoại ô thuộc Quận Westchester, New York, và một ở Thung lũng Silicon và các nhà sản xuất ôtô nước ngoài trong cuộc đua loại bỏ ôtô chạy bằng xăng. Giờ đây họ có một thử thách mới, một thử thách, mà theo lời Baumbick nói với họ, chất chứa kỳ vọng của cả đất nước.
Về sau, Baumbick đã nói: “Ford chế tạo máy bay ném bom; còn chúng tôi làm ra những máy phổi sắt. Phải có việc gì đó mà chúng tôi có thể làm được chứ”. Ông sẽ sớm nhận ra rằng sự giúp đỡ này cấp thiết đến mức nào.
CÁC NHÀ máy ôtô ở Detroit vẫn đóng cửa. Sau ca dương tính với virus corona đầu tiên của công nhân Chrysler vào ngày 17 tháng 3, những ca dương tính mới khác đã xuất hiện: một công nhân Chrysler tại một nhà máy lắp ráp Jeep ở Warren, Michigan, sau đó là một trong 2.800 công nhân làm việc theo giờ tại nhà máy lắp ráp Ford Bronco ở Wayne.
Một nhà máy của Chrysler ở Detroit chuyên sản xuất xe Dodge Durango đã phải dừng hoạt động sau khi một công nhân trên dây chuyền lắp ráp nôn mửa. Các công nhân bảo trì không chịu dọn bãi nôn vì sợ nhiễm virus, cơn cuồng loạn lan ra, và các công nhân từ chối quay trở lại dây chuyền. Các nhà máy từng sản xuất ra hàng ngàn chiếc xe mỗi ngày nay nằm im lìm, trở thành biểu tượng của một nền kinh tế đã sợ hãi đến mức tê liệt.