“Khi hai con voi nhảy múa,ếntranhcôngnghệMỹTrungnguyhiểmhơncảbảng xếp hạng bóng đá vô địch quốc gia tây ban nha khó có thể đứng bên ngoài mà không bị tác động”, Jörg Wuttke – Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu tại Trung Quốc ví von.
Trung Quốc bắt đầu khôi phục sau đại dịch Covid-19 (xuất phát từ thành phố Vũ Hán cuối năm 2019 trước khi lan rộng trên toàn cầu, khiến hơn 8,3 triệu người bị nhiễm bệnh), nhưng nỗi lo về làn sóng dịch thứ hai đang tăng lên khi Bắc Kinh phát hiện nhiều ca nhiễm mới tuần trước.
Dù vậy, ông Wuttke cho rằng Covid-19 là thách thức có thể xử lý, các doanh nghiệp châu Âu đang “mò mẫm trong bóng tối” vì sự bất ổn mà virus mang lại. Tuy nhiên, việc bị mắc kẹt giữa làn đạn của Mỹ và Trung Quốc mới là mối nguy lâu dài.
Ông nhận xét chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cụ thể là chiến tranh công nghệ, dẫn tới chiến tranh tài chính, có thể kéo dài hơn, gây tổn hại nhiều hơn và rõ ràng mang đến sự bất ổn khổng lồ. “Chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào bán dẫn Mỹ. Chúng ta cũng có thị trường lớn tại đây (Trung Quốc). Lo ngại cuối cùng tất nhiên là khi Mỹ hay Trung Quốc quay sang ta và hỏi “các anh có một lựa chọn: đi theo hay chống lại chúng tôi””?
Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen thương mại từ tháng 5/2019 vì nguy cơ an ninh quốc gia. Mới đây, Thư ký Thương mại Wilbur Ross cho biết những nguy cơ này vẫn còn đó, đặc biệt về 5G. Quyết định của Mỹ về cơ bản cấm doanh nghiệp trong nước kinh doanh với Huawei và làm leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới.
Ông Wuttke cho biết bất chấp nhiều năm vận động hành lang, các doanh nghiệp châu Âu vẫn phải đối mặt với sân chơi không công bằng tại Trung Quốc trong các lĩnh vực mới nổi như 5G. Chẳng hạn, Ericsson có thể ý hợp đồng tại Trung Đông, châu Phi, châu Á, châu Âu nhưng không thể cạnh tranh tại Trung Quốc.
Du Lam (Theo Reuters)
Chỉ vài ngày sau khi Mỹ tung đòn mới với Huawei, người thừa kế tập đoàn Samsung bất ngờ có chuyến công tác đến Trung Quốc kéo dài 3 ngày.