Nhưng còn những chú chó cưng của họ thì sao?ìsaomàcónhiềuchúchóchờđợihàngnămtrờibênmộcủachủnhâket bong da viet nam Chúng ta đã từng nghe rất nhiều câu chuyện về việc chó ngày đêm đợi chủ trong nhiều năm, tại chính nơi chủ nhân của chú ngã xuống.
Vậy phải chăng, chó cũng có thể cảm nhận được nỗi đau của người đã khuất?
Từ câu chuyện về chú chó Hachiko đợi chủ gần 10 năm
Năm 1924, giáo sư Hidesaburo Ueno đã nhận nuôi một chú chó tên là Hachiko. Mỗi buổi sáng, Hachi theo tiễn chủ nhân của mình đến tận nhà ga để đi làm, và chờ ông tại đó để cả hai cùng về nhà vào mỗi tối.
Cả 2 sống những ngày hạnh phúc bên nhau, cho đến một ngày định mệnh tháng 5/1925. Đó là một ngày bình thường, chẳng có gì khác biệt. Hachi vẫn đưa giáo sư đi làm và ngoan ngoãn đợi ông tại sân ga.
Có điều, giáo sư Ueno gặp phải một cơn đột quỵ và qua đời ngay tại chỗ làm. Còn chú chó tội nghiệp, chú cứ chờ mãi nhưng không thấy bóng dáng người chủ đâu cả.
Những ngày sau đó, Hachi cứ chạy ra, vẫn chờ đợi một bóng hình thân quen bước xuống đúng lúc tàu vào sân ga. Hachi cứ chờ mãi như thế, từ ngày này sang ngày khác, cho đến khi chú trút hơi thở cuối cùng tại sân ga vào ngày 8/3/1935.
Câu chuyện đã gây xúc động trên toàn nước Nhật và trên thế giới, khiến hàng triệu con tim phải đổ lệ.
Thậm chí, người ta còn dựng bức tượng tưởng niệm chú chó Hachiko ở ga Shibuya – nơi Hachi ngày ngày ngóng trông chủ nhân đã khuất của nó.
Chó có hiểu được ý nghĩa của cái chết?
Giáo sư tâm lý học Stanley Coren thuộc ĐH British Columbia cho biết: “Tất cả những nghiên cứu hiện tại của chúng tôi có xu hướng cho rằng chó là loài động vật có trí thông minh tương tự như trẻ em từ 2 đến 3 tuổi.”
Chó rất thông minh, ít nhất là so với các loài động vật không phải họ linh trưởng khác. Chính vì điều này mà chó có thể trở thành người bạn vô cùng thân thiết với con người, và chúng cũng cảm thấy vô cùng đau đớn khi không còn sự hiện diện của chủ nhân nữa.
Tuy nhiên, Coren cho rằng khả năng hiểu được những khái niệm trừu tượng như tận cùng hay cái chết có thể hơi quá xa so với chó: “Chó có tính xã hội cao và chúng rất chú ý đến sự vắng mặt của một người quan trọng trong cuộc đời chúng. Tuy nhiên, chúng sẽ không hiểu nổi khái niệm ra đi mãi mãi là gì, và chúng cũng không biết rằng cái chết là điều không thể tránh khỏi.”
Những chú chó tội nghiệp như Hachiko chờ đợi chủ nhân suốt nhiều năm trời, để mong chủ nhân quay lại. Chúng không biết chủ nhân đã chết và sẽ không bao giờ hiểu. Chúng chỉ đơn giản nghĩ rằng chủ nhân đang đi đâu đó và sẽ quay về vào một ngày nào đó.
Sợi dây tình cảm giữa chó và con người lớn hơn bất kỳ loài vật nào
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chó không hề xem con người như là một nguồn cung cấp đồ ăn, mà chúng thực sự yêu chủ nhân của mình. Cụ thể trong một nghiên cứu, khi chó nhận ra mùi của chủ nhân, một tín hiệu trong não được kích hoạt, khiến chúng cảm thấy vui vẻ, hào hứng.
Một nghiên cứu khác so sánh phản ứng giữa chó và mèo khi chơi đùa với chủ nhân yêu quý của chúng. Kết quả, chó tiết ra Oxytocin (còn gọi là hormone hạnh phúc) nhiều gấp 5 lần so với mèo.
Theo Coren: “Có một bằng chứng về sợi dây tình cảm giữa chó và con người. Liên kết này rất sâu đậm, không như một số người cho rằng chúng quanh quẩn bên ta vì ta cho chúng thức ăn.”
Những chú chó tội nghiệp đó đang chờ đợi điều gì bên mộ chủ nhân?
Cơ thể con người khi phân hủy sẽ thải ra gần 500 hợp chất hóa học. Còn thính giác của chó là thứ đã được chứng minh là “siêu đẳng” – đủ sức vượt qua rất nhiều máy móc hiện đại ngày nay.
Do đó, trừ khi xác chết được ướp các hương liệu, chó vẫn biết được xác chủ nhân chúng được chôn ở đâu. Điều đó lý giải cho việc chúng cứ chờ bên mộ chủ nhân suốt nhiều năm.
Tuy nhiên Coren cho rằng, có những thứ còn mạnh hơn là mùi hương còn sót lại trong trí nhớ của chó.
Trong trường hợp của Hachiko, sân ga là nơi mãi mãi in vào kí ức của Hachi về người chủ mà nó yêu thương. Chính suy nghĩ “đây là nơi cuối cùng mình gặp chủ nhân” đã khiến chúng nghĩ rằng, nếu cứ đến đó mãi, chủ nhân sẽ xuất hiện.
Chó không biết chủ nhân đã chết nên chúng không thể mong người đó sống lại. Tuy nhiên, chúng mong họ quay về đoàn tụ, chơi đùa với chúng, cho chúng ăn như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Và đó phải là chủ nhân, không ai có thể thay thế được.
“Tôi ghét phải nói điều này, nhưng trong lòng chúng vẫn luôn có những hi vọng le lói, hoàn toàn khác hẳn chúng ta, những người luôn cho rằng: chết là hết.”
Tuy nhiên, điều thật tội nghiệp là, chính hi vọng đó đã khiến chúng mãi chờ đợi một người sẽ không bao giờ quay trở lại, để tiếp tục câu chuyện dang dở của cả hai.