游客发表

Nguồn gốc cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Á_lịch c2 hôm nay

发帖时间:2025-01-21 06:16:32

Tại Sri Lanka,ồngốccuộckhủnghoảngnănglượngởchâuÁlịch c2 hôm nay người dân xếp hàng dài nhiều kilomet để đổ đầy bình xăng. Ở Bangladesh, các cửa hiệu đóng cửa lúc 20h để tiết kiệm năng lượng. Ở Ấn Độ và Pakistan, trường học phải đóng cửa vì mất điện, nhiều cơ sở kinh doanh dừng hoạt động và người dân mướt mồ hôi vì không có điều hòa nhiệt độ. 

Người bán hàng dùng đèn khẩn cấp kết nối với xe máy tại Karachi, Pakistan. Ảnh: CNN

Theo hãng tin CNN, đó chỉ là một vài cảnh tượng gây chú ý đang diễn ra ở nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

Ở Sri Lanka và Pakistan, mọi người có thể cảm nhận rõ ràng về cuộc khủng hoảng. Sự tức giận của công chúng khiến hàng loạt bộ trưởng ở Colombo phải từ chức và góp phần làm ông Imran Khan phải từ chức thủ tướng ở Islamabad. 

Cả hai nước đã buộc phải thực hiện các biện pháp quan trọng. Họ yêu cầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hỗ trợ, rút ngắn các tuần làm việc nhằm tiết kiệm năng lượng. Tuần trước, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe nói, nền kinh tế Sri Lanka đã "sụp đổ hoàn toàn". 

Tại những nơi khác trong vùng, các dấu hiệu rắc rối có thể biểu hiện không rõ bằng nhưng vẫn có thể gây ra các hậu quả lớn. Ngay cả ở những quốc gia tương đối giàu có, như Australia, những lo ngại về kinh tế bắt đầu xuất hiện khi người tiêu dùng cảm thấy sức ép từ các hóa đơn năng lượng cao hơn.

Giá điện bán buôn trong quý đầu năm 2022 tăng 141% so với năm ngoái. Các hộ gia đình đang bị thúc giục cắt giảm lượng sử dụng. Hôm 15/6, lần đầu tiên Chính phủ Australia đã đình chỉ vô thời hạn thị trường điện quốc gia nhằm hạ giá năng lượng, giảm bớt sức ép với các chuỗi cung ứng năng lượng và ngăn chặn tình trạng mất điện. 

Xếp hàng dài mua xăng ở Sri Lanka. Ảnh: AP

Tuy nhiên, những gì mà Ấn Độ trải qua (nhu cầu về điện trong thời gian gần đây ở nước này đã cao kỷ lục) đã chứng tỏ đó là một cuộc khủng hoảng có tính toàn cầu. Do bị mất điện trên diện rộng giữa lúc nhiệt độ cao kỷ lục, cuối tháng 5, công ty Coal India lần đầu tiên phải nhập khẩu than kể từ năm 2015. 

Nguyên nhân khủng hoảng năng lượng

Dù khó khăn ở mỗi nước là khác nhau, nhưng tất cả đều bị ảnh hưởng bởi tác động kép của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột ở Ukraine. Hai sự kiện này đã khơi lại những giả định hợp lý trước đây về tuyến cung cấp và an ninh khu vực, đẩy các kế hoạch kinh tế vào hỗn loạn. 

Theo các chuyên gia, gốc rễ của vấn đề nằm ở sự không phù hợp ngày càng tăng giữa cung và cầu. 

Trong vài năm qua, đại dịch đã khiến nhu cầu về năng lượng xuống thấp bất thường, với lượng tiêu thụ điện năng toàn cầu giảm hơn 3% trong quý đầu năm 2020 vì phong tỏa và các biện pháp hạn chế khác đã giữ chân người lao động ở nhà, xe cộ không lưu thông trên đường và các con tàu mắc kẹt ở cảng. Song, hiện giờ, khi các nước bắt đầu đẩy lùi đại dịch, nhu cầu về năng lượng đã tăng và sự cạnh tranh bất ngờ đã đẩy giá than, dầu và khí lên mức cao kỷ lục. 

Phản đối giá nhiên liệu tăng ở Ấn Độ. Ảnh: CNN

Xu hướng này đã bị đẩy nhanh hơn do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Trong khi Mỹ và nhiều nước đồng minh của họ trừng phạt dầu và khí của Nga, nhiều nước phải cạnh tranh để tìm các nguồn cung cấp thay thế. 

Tại sao khủng hoảng lại xảy ra ở châu Á?

Trong bối cảnh giá năng lượng nhập khẩu tăng đột biến trên toàn thế giới, với giá than quốc tế cao gấp 5 lần so với một năm trước đây và giá khí đốt tự nhiên cao gấp 10 lần, các chuyên gia cho rằng có một số lý do khiến các nền kinh tế ở châu Á, đặc biệt là những nơi phụ thuộc vào nhập khẩu, đang phát triển, bị ảnh hưởng nặng nề nhất. 

Xếp hàng mua khí đốt tại Sri Lanka. Ảnh: Reuters

"Nếu là một quốc gia có nền kinh tế mới nổi như Sri Lanka phải mua dầu, khí đốt thì đó là một cuộc vật lộn thực sự. Họ sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho thứ mình cần trong khi những thứ bán đi lại không tăng giá. Vì thế, quốc gia đó phải bỏ ra nhiều tiền hơn để cố gắng mua những thứ tương tự nhằm giúp nền kinh tế duy trì hoạt động", Mark Zandi, chuyên gia kinh tế trưởng của Moody's Analytics cho biết. 

Antoine Halff, phụ tá học giả nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Chính sách năng lượng toàn cầu thuộc Đại học Columbia cho biết, các nước nghèo hơn vẫn đang phát triển hoặc mới công nghiệp hóa sẽ ít có khả năng cạnh tranh so với những đối thủ có nhiều tiền và họ có nhu cầu nhập khẩu càng nhiều thì vấn đề gặp phải sẽ càng lớn.

"Pakistan là một ví dụ. Họ đang chịu tác động của giá cả lẫn nguồn cung. Họ phải trả nhiều tiền hơn cho nguồn cung năng lượng và thực sự gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung", Antoine Halff nói.

Hoài Linh

    热门排行

    友情链接