Xổ số 88Xổ số 88

Cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục_bang xep hạng c2

Chia sẻ thực trạng quản lý nhà nước về nhà giáo tại địa phương,ầngiaoquyềntuyểndụnggiáoviênchongànhgiáodụbang xep hạng c2 ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho hay, hàng năm, trên cơ sở kế hoạch phát triển trường, lớp được UBND tỉnh phê duyệt, Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Nội vụ, căn cứ vào định mức số người làm việc theo quy định của Bộ GD-ĐT, chỉ tiêu phân bổ của Bộ Nội vụ và Ban Tổ chức T.Ư để hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch đội ngũ. Sau đó, trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh phê duyệt và giao chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị. 

Trên cơ sở số người làm việc và hợp đồng lao động được giao, chương trình giáo dục từng bộ môn, các đơn vị xác định nhu cầu tiếp nhận, tuyển dụng gửi Sở Nội vụ thẩm định để trình chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên từng năm học.

Với thực tế đó, theo ông Thành, bộc lộ khó khăn, hạn chế trong công tác quy hoạch phát triển đội ngũ, tuyển chọn, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xếp loại, thực hiện chế độ đãi ngộ với giáo viên.

Cụ thể, theo ông Thành, bên cạnh chức năng nhiệm vụ của Phòng GD-ĐT quy định tại Nghị định số 127/2018/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ của Phòng Nội vụ có quy định Nghị định số 37/2014/NĐ-CP là “quản lý nhân sự”. Vì vậy hầu hết UBND cấp huyện giao cho Phòng Nội vụ chủ trì tham mưu chủ tịch UBND cấp huyện trong việc tuyển dụng, tiếp nhận, điều chuyển, bổ nhiệm nhà giáo. 

“Điều này hạn chế vai trò tham mưu của Phòng GD-ĐT về chuyên môn dẫn đến hiện tượng thừa - thiếu cục bộ; việc bố trí đội ngũ (số lượng, chất lượng, cơ cấu) phụ thuộc trách nhiệm người đứng đầu cấp huyện. Trong khi cơ chế thực hiện ở mỗi huyện khác nhau, điều kiện phương tiện, môi trường làm việc cũng khác nhau”. 

Các văn bản Luật và Nghị định không có quy định thuyên chuyển viên chức giữa các đơn vị trực thuộc; khi điều động viên chức từ đơn vị thừa sang đơn vị thiếu phải điều động biệt phái; viên chức biệt phái hưởng lương ở đơn vị cử đi có bất cập khi giữa các đơn vị có sự chênh lệch về chế độ chính sách (ưu đãi, khu vực, các khoản đóng góp nghĩa vụ ở đơn vị đến...).

Việc quy định phân cấp quản lý dẫn đến không thực hiện được việc điều động giáo viên từ huyện này sang huyện khác để bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu; khó khăn trong việc tiếp nhận giáo viên từ huyện này sang huyện khác, tỉnh này sang tỉnh khác để tạo điều kiện cho giáo viên được yên tâm công tác, hợp lý hóa gia đình”, ông Thành nói.

kim dung 1 555.jpg
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Ông Thành đề xuất việc quy hoạch đội ngũ giáo viên cần bảo đảm đồng bộ, dài hạn, đảm bảo sự chủ động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Đồng thời, đổi mới công tác tuyển dụng, bổ nhiệm nhà giáo.

Về tuyển dụng, ông Thành đề xuất quy định nội dung, hình thức và các yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng riêng đối với nhà giáo, để đảm bảo phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, giảm các yêu cầu về hành chính, tăng cường các yêu cầu và đánh giá về năng lực sư phạm. 

Về thẩm quyền tuyển dụng, cần phân cấp cho cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng nếu đáp ứng yêu cầu. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu thì cơ quan quản lý giáo dục quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng. 

Để việc sử dụng nhà giáo có hiệu quả, về thẩm quyền bố trí, phân công, điều chuyển nhà giáo giữa các cơ sở giáo dục, theo ông Thành cần giao trách nhiệm và sự chủ động cho các cơ quan quản lý giáo dục các cấp.

Qua thực tế về quản lý giáo dục tại địa phương, ông Vừ A Bằng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cũng cho rằng, công tác quản lý nhà nước về nhà giáo còn một số hạn chế, bất cập. Trong đó, việc quản lý biên chế còn chồng chéo giữa cơ quan nội vụ và giáo dục. Ngành Giáo dục được giao tổng biên chế trong khi thẩm quyền tuyển dụng lại thuộc cơ quan Nội vụ.

Theo quy định phân cấp hiện nay, sở GD-ĐT trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức giáo viên cấp THPT trên địa bàn, các cấp học còn lại trực thuộc chức năng nhiệm vụ phòng GD-ĐT cấp huyện do UBND cấp huyện trực tiếp quản lý. Do đó, ngành giáo dục không chủ động được việc phân bổ, điều động, bố trí sử dụng (tuyển dụng, biệt phái…) biên chế giáo viên, nhất là giáo viên thuộc cấp học từ mầm non đến THCS để thực hiện nhiệm vụ hằng năm. 

“Ví dụ một trường mầm non thuộc huyện A năm học 2024-2025 thiếu giáo viên, nhưng ngành giáo dục không thể điều động hay luân chuyển được đội ngũ giáo viên mầm non của huyện B đến tăng cường; do thẩm quyền quản lý, cũng như chính sách do phòng GD-ĐT và UBND huyện B quản lý”, ông Bằng dẫn chứng. 

Ông Bằng cũng đề xuất, xem xét việc phân cấp quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo sự thống nhất trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý từ trung ương đến địa phương. Trong đó, giao thẩm quyền cho Sở GD-ĐT chủ trì quản lý nhà giáo trên địa bàn cấp tỉnh; trường hợp cần thiết phải điều tiết nhà giáo trên phạm vi toàn quốc thuộc thẩm quyền của Bộ GD-ĐT.

Giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng và sử dụng giáo viên cũng là một trong những điểm mới đáng chú ý được Bộ GD-ĐT đề xuất trong dự thảo Luật Nhà giáo (sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8).

Dự thảo Luật Nhà giáo giao quyền tuyển và sử dụng giáo viên cho ngành giáo dục

Dự thảo Luật Nhà giáo giao quyền tuyển và sử dụng giáo viên cho ngành giáo dục

Một trong những điểm mới đáng chú ý được Bộ GD-ĐT đề xuất trong dự thảo Luật Nhà giáo là việc giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng và sử dụng giáo viên.
赞(28436)
未经允许不得转载:>Xổ số 88 » Cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục_bang xep hạng c2