Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vừa công bố phát hành “Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2017” tại sự kiệnInternet Day 2017 và lễ kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam (1997 - 2017) diễn ra ngày 22/11 vừa qua.
Được xuất bản với 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh,ẫnđầuvềtỷlệtriểkết quả của la liga “Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2017” nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về kết quả tăng trưởng, phát triển tài nguyên Internet của Việt Nam năm 2017.
Một dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển vừa qua của Internet Việt Nam chính là công tác triển khai, thúc đẩy phát triển ứng dụng địa chỉ Internet phiên bản mới IPv6, thay thế cho nguồn IPv4 đã cạn kiệt. Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia được thành lập vào năm 2009 để nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển và ứng dụng IPv6; xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai việc chuyển đổi IPv4 sang IPv6 tại Việt Nam.
Tiếp đó, năm 2011, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 với 3 giai đoạn: Chuẩn bị (2011 - 2012); Khởi động (2013 - 2015); và Chuyển đổi (2016 - 2019), với mục tiêu đảm bảo Internet Việt Nam hoạt động ổn định, bền vững trên nền tảng công nghệ IPv6. VNNIC cho biết, tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam bắt đầu tăng trưởng mạnh từ tháng 4/2016.
Trong báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam năm nay, VNNIC nhận định, một trong những điểm nhấn của năm 2017 là tỷ lệ địa chỉ IPv6 được đưa vào sử dụng tiếp tục tăng trưởng tốt. Cụ thể, Theo thống kê từ hệ thống Trung tâm mạng châu Á - Thái Bình Dương (APNIC), tính đến ngày 31/10/2017, tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 10% (khoảng 4,3 triệu người sử dụng IPv6), đứng thứ 3 trong số các quốc gia sử dụng IPv6 ở khu vực ASEAN, sau Malaysia, Thái Lan; và đứng thứ 5 tại khu vực châu Á, sau Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan.
(责任编辑:Cúp C1)