Diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?ệutrưởnglàmđiềunàymầmhạnhphúcsẽđượcgieotrongmỗinhàtrườthứ hạng của lokomotiv" hiện vẫn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả VietNamNet.
Dưới đây là những chia sẻ của độc giả Nguyễn Nam, hiện đang công tác tại một trường THPT ở khu vực Tây Nguyên (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Mỗi nhà trường là một xã hội thu nhỏ. Do vậy, mục tiêu xây dựng môi trường hạnh phúc - mà ở đó giáo viên và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau, nơi mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một ngày vui, một ngày hạnh phúc - càng cần được chú trọng xây dựng và vun đắp. Quan điểm đó là tiến bộ, là đổi mới, là xu thế toàn cầu và là đích đến của tất cả các nền giáo dục trên toàn thế giới.
Chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông phụ thuộc nhiều vào năng lực, kinh nghiệm quản lí của người Hiệu trưởng. Vì họ là người đại diện chức trách hành chính nhà trường, người tổ chức phát triển nhà trường như một cộng đồng giáo dục, người nòng cốt điều khiển quá trình đào tạo của nhà trường và là người khích lệ mọi sự canh tân của tập thể sư phạm... Có thể nói, hiệu trưởng chính là người trực tiếp gieo hạt mầm phát triển và hạnh phúc vào ngôi trường của mình.
Vì vậy, có 10 yêu cầu đối với người hiệu trưởng ngày nay.
1. Hiệu trưởng phải là người đi đầu trong việc thay đổi nhà trường.
Hiệu trưởng cần quan tâm đồng thời 3 yếu tố, đó là con người, môi trường làm việc và phong cách làm việc trong trường. Hiệu trưởng là người đầu tiên hiểu và thực hành, dẫn dắt đội ngũ của nhà trường đạt mục tiêu giáo dục và xây dựng văn hóa nhà trường. Nghĩa là mọi thay đổi cần bắt đầu từ chính người Hiệu trưởng.
2. Hiệu trưởng cần thể hiện sự bình đẳng, dân chủ và giảm áp lực cho giáo viên, học sinh.
Không khó để thấy rằng ở các nhà trường, quyền lực cao nhất nằm trong tay Hiệu trưởng. Khi cơ chế còn nặng xin – cho thì hệ quả tạo ra là giáo viên không dám có ý kiến trái chiều. Vì thế, xây dựng môi trường học đường ấm áp, thân thiện, an toàn, dân chủ, không bị "bắt nạt" không chỉ có ý nghĩa đối với học sinh mà với cả giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng hãy đối thoại cởi mở dân chủ với giáo viên, nhân viên và học sinh để tạo ra nếp sống văn hóa dân chủ, bình đẳng trong trường học.
3. Hiệu trưởng cần phân tích tình hình để biết trường của mình đang ở tình trạng nào và hoạt động như thế nào.
Từ đó, hiệu trưởng đặt ra những mục tiêu thực tế phù hợp với tình hình và bối cảnh nhà trường.
Hiệu trưởng cần khích lệ, động viên giáo viên, nhân viên tích cực tham gia vào công việc trong trường và luôn tạo cơ hội, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong trường thể hiện tốt nhất năng lực của họ. Đồng thời phải công bằng ghi nhận những đóng góp của giáo viên, nhân viên trong công việc được giao. Phát hiện được những khó khăn trong công việc mà giáo viên, nhân viên đã lặng lẽ vượt qua, không nhờ cậy tập thể. Hiệu trưởng cũng cần có thái độ lạc quan, chấp nhận, khoan dung đối với giáo viên, nhân viên, người lao động. Khi giáo viên, nhân viên, người lao động mắc lỗi thì cần đánh giá, nhận xét thấu tình, đạt lý.
4. Hiệu trưởng phải có khả năng quản trị xung đột, nhạy bén với những mâu thuẫn trong trường.
Muốn vậy, người hiệu trưởng phải thật tinh tế, thấu hiểu các thành viên và các bộ phận của trường mới phát hiện ra những bất hòa ngay từ đầu. Để làm được điều đó Hiệu trưởng phải thuờng xuyên quan sát, theo dõi những mối bất hòa trong nội bộ và ngăn chặn các mối bất hòa trước khi trở nó nên nghiêm trọng.
5. Hiệu trường cần xây dựng quy chế làm việc, quy chế chuyên môn và bộ tiêu chí đánh giá giáo viên, nhân viên rõ ràng, minh bạch.
Không bao che, thỏa hiệp với những sai phạm quy chế trong làm việc của giáo viên, nhân viên. Người Hiệu trưởng quản lí tốt là người có thái độ nghiêm khắc với những việc làm sai trái trên nền suy nghĩ tích cực.
6. Hiệu trưởng hãy dành thời gian giúp đỡ cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh của trường.
Khi một giáo viên trong trường nhận được sự giúp đỡ để vượt qua khó khăn thì đâu phải chỉ cá nhân người ấy được thụ hưởng, mà sau đó chính là hàng trăm học sinh của trường sẽ nhận được sự ấm áp, tươi vui, sảng khoái trong những giờ lên lớp mà thầy giáo, cô giáo các em mang đến, nhờ bình tâm được khi vượt qua nỗi ám ảnh nào đó trong đời sống riêng của họ. Vì vậy hãy đừng ngần ngại khi lên tiếng vận động sự hỗ trợ của tập thể để giải quyết khó khăn về đời sống cho giáo viên, nhân viên, học sinh nào đó trong trường. Khi nên tiếng vận động hội đồng sư phạm giúp đỡ cho một cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh nào đó thì đó không chỉ là một việc làm có ý nghĩa nhân văn, mà đó còn là một việc làm cần thiết góp phần làm cho các mối quan hệ trong nhà trường càng thêm gần gũi, gắn kết.
7. Hiệu trưởng là người sẵn sàng nhận trách nhiệm.
Một người quản lí tốt là người luôn biết nhận trách nhiệm. Nếu Hiệu trưởng là người chịu gánh vác trách nhiệm trong những lúc khó khăn nhất thì cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường sẽ có động lực để làm việc hết mình vì nhà trường. Là nhà quản trị, ai cũng thấy rất dễ khi nói rằng: “Chúng ta phải chịu trách nhiệm" nhưng tốt hơn là nên nói “Tôi sẽ chịu trách nhiệm". Với một người Hiệu trưởng, chẳng có cách nào khiến cán bộ giáo viên, nhân viên tâm phục, tận trung cống hiến vì nhà trường hiệu quả hơn là luôn sẵn sàng đứng ra và nói “Tôi sẽ chịu trách nhiệm”. Đây là một việc làm hết sức khó khăn vì nó cần phải có lòng tự tin, sự can đảm và tính trách nhiệm. Cần tránh đổ lỗi cho người khác vì thực chất đó là bào chữa cho sự thiếu trách nhiệm của Hiệu trưởng.
8. Hiệu trưởng hãy là người gieo mầm tính cách.
Trong mỗi trường, Hiệu trưởng là người có sức ảnh hưởng rất lớn đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Nên Hiệu trưởng hãy là người gieo mầm tính cách.
9. Hiệu trưởng không nên đánh đồng vật chất với Hạnh phúc và thành công.
Theo một nghiên cứu khoa học thống kê trong xã hội hiện đại, tỉ lệ những người xem trọng tầm quan trọng của "vật chất" cảm nhận hạnh phúc ít hơn 9 lần so với những nguời xem trọng các yếu tố “con người, tâm hồn" như tình yêu, bè bạn, gia đình hay những giá trị tinh thần khác. “Nhầm lần giàu sang với Hạnh phúc là lấy phương tiện làm mục đích”.
10. Cuối cùng, Hiệu trưởng hãy thay đổi bên trong chính mình.
Hiệu trưởng cần thay đổi bên trong mình để bớt đi những năng lượng tiêu cực, ngày càng có thêm nhiều năng lượng tích cực, để dung lượng trái tim không ngừng được nới rộng. Cải thiện năng lực lắng nghe, lắng nghe không chỉ qua âm thanh mà còn qua cảm xúc.
Hiệu trường cần có năng lực thấu hiểu, khả năng kiểm soát cơn giận, khả năng thấu cảm, khả năng thấy sự thật đằng sau hiện tượng để có thể cảm hóa từ bên trong mình (bớt đi cái tôi lãnh đạo) và lan tỏa tới thầy cô giáo của mình.
Điều này có thể khẳng định là khâu quan trọng nhất, tuy nhiên là rất khó bởi chính Hiệu trưởng hiện nay cũng là đối tượng đang chịu nhiều tác động nhất của "bão táp" áp lực. Nếu Hiệu trưởng hóa giải được thì không chỉ bản thân thầy cô Hiệu trưởng được Hạnh phúc mà áp lực sẽ đỡ dồn lên giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường.
Nên để Hiệu trưởng là người gieo mầm Hạnh phúc, thì đầu tiên, Hiệu trưởng phải là người hạnh phúc!
Một buổi sáng đẹp trời, một nụ cười thân thân thiện của đồng nghiệp, một cái nhìn yêu thương chạm mắt nhau của thầy và trò... đã cho ta hạnh phúc. Xây dựng trường học hạnh phúc là ước mơ, là khát khao của tất cả mọi người.
Nguyễn Nam(giáo viên THPT)
Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?". Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin chân thành cảm ơn. |
(责任编辑:Thể thao)