Gầm cầu thang Lô S,áilậpbànthờmẹởgầmcầuthangchungcưbóng đá tối nay cư xá Thanh Đa, Phường 27, quận Bình Thạnh, TP.HCM hiện là chỗ ở của cô Bùi Thị Minh, 59 tuổi. Cửa ra vào nhỏ hẹp, cao chỉ hơn 1m. Người vào trong nhà phải cúi lom khom để đầu không chạm trần.
Chiều nào cũng vậy, lo đồ cúng cho người mẹ quá cố xong, cô Minh đặt lên bàn thờ mẹ rồi vào nhà ngồi chờ hương tàn mới đến nhà con gái ở Quận 3 phụ làm đồ nấu cho buổi bán cơm ngày mai.
Cô Minh cho biết, gầm cầu thang này là nơi gắn liền với cuộc đời của mẹ cô, bà Phan Thị Sáu. "Ước nguyện của mẹ tôi trước khi mất là được lập bàn thờ tại đây, vì vậy, gần 2 tháng qua tôi túc trực ở đây lo hương khói", cô Minh chia sẻ.
Người phụ nữ sinh năm 1961 kể, bố mẹ cô có 8 người con, 4 trai 4 gái và một căn nhà trong khu dân cư Thanh Đa. Năm 1970, bố cô Minh bị bệnh bại liệt. Để có tiền chữa bệnh cho chồng, bà Sáu quyết định bán đi căn nhà đang ở.
Bán nhà xong, bà Sáu đưa chồng và 8 người con còn nhỏ ra gầm Lô S, cư xá Thanh Đa dùng tôn, ván cũ quây lại làm chỗ ở.
Thương người phụ nữ vừa nuôi con nhỏ, vừa nuôi chồng bệnh bằng nghề quét dọn vệ sinh, những cư dân ở Lô S đã tạo điều kiện. Đổi lại, hằng ngày, bà Sáu phải dọn dẹp vệ sinh cho cư xá và phải ở sạch sẽ, giữ trật trự.
Cô Minh là con gái thứ tư của bà Sáu. Lúc cả gia đình dọn ra gầm cầu thang ở, cô Minh mới 9 tuổi. Hằng ngày, cô giúp mẹ trông em, nấu cơm, vệ sinh cho ba đang bị bệnh để bà Sáu yên tâm đi làm kiếm tiền lo cho cả nhà. "Một mình mẹ lo cho 10 miệng ăn nên nhà tôi nghèo lắm. Chỗ ở lúc đó cũng rách tứ tung, mưa thì nước tạt vào, đêm đến cả nhà chen chúc nhau ngủ", cô Minh nhớ lại thời gian khốn khó của gia đình mình. |
Năm 1979, chồng bà Sáu mất, các con cũng đã lập gia đình, có cuộc sống riêng. Họ muốn đón mẹ về ở cùng nhưng bà Sáu nhất quyết ở lại nơi gắn bó với thời khó khăn của mình. Những người sống gần gầm cầu thang Lô S cho biết, năm 2019, bà Sáu 81 tuổi, đã bị lẫn nên các con nhất quyết đón mẹ về chăm sóc, nhưng cứ đón hôm nay thì ngày mai bà bắt xe ôm về lại gầm cầu thang. Cụ bà nói với các con: 'Mẹ ở đây quen rồi, dọn đi nơi khác không ở được'. Dù sức khỏe yếu, đi lại khó khăn, nhưng cứ khỏe một chút là bà Sáu mang chổi đi quét lá cây xung quanh nơi sống. "Cụ ấy sống sạch sẽ, lại hiền nên chúng tôi rất quý", một cư dân ở Lô S nói. |
Chiều theo ý mẹ, 8 anh chị em cô Minh mua gạch, xi măng, cửa về rồi xin phép ban quản lý chung cư sửa sang lại chỗ ở cho mẹ. Các chị em cô cũng thay phiên nhau về ở cùng mẹ, lo cơm nước, trò chuyện cho mẹ đỡ buồn. |
Đầu năm nay, sức khỏe bà Sáu yếu nên em gái cô Minh đón mẹ về chăm sóc. "Mẹ tôi không có bệnh gì cả. Không hiểu sao, mẹ bỏ ăn 7 ngày rồi mất", cô Minh nói về mẹ, giọng ngắt quãng. |
Cô Minh lấy chồng nhưng sớm ly hôn, một mình nuôi con bằng nghề công nhân dọn vệ sinh. Từ ngày mẹ mất, không có nhà riêng, cô dọn về gầm cầu thang ở. |
Cư xá Thanh Đa xây đã lâu, vì vậy, nhiều mảng tường ở cầu thang bị nứt, bong tróc. |
Cô Minh cho biết, dù ở gầm cầu thang, nhưng 50 năm qua nhà cô không bao giờ mất trộm hay có người xấu tìm đến. Để chỗ ở sạch sẽ, không bị chuột, kiến, gián 'hỏi thăm' cô lau dọn mỗi ngày. Cô cũng sắm thêm chiếc tivi đời mới, lắp cáp, wifi để xem các chương trình giải trí. |
Do chỗ ở rộng chưa đến 2m nên mọi đồ dùng trong nhà được cô Minh để gọn, hoặc làm móc treo lên. |
Cô Minh cho biết, ước nguyện trước lúc mất của bà Sáu là được các con lập bàn thờ ở gầm cầu thang chung cư, vì nơi đây đã gắn với những chuyện buồn vui, vất vả, tình hàng xóm của bà. Cô Minh và các anh chị em đã làm theo ước nguyện của mẹ. |
Hằng ngày, ngoài lo hương khói cho mẹ, cô Minh thay mẹ làm công việc dọn vệ sinh ở cư xá Thanh Đa. |
Đại diện UBND Phường 27 cho biết, hiện ở cư xá Thanh Đa có hàng chục người dân sống ở gầm cầu thang của các lô khác nhau. Họ đều từng là những người khó khăn và đã ở từ trước giải phóng. Biết hoàn cảnh của họ, cũng như sự đồng ý của ban quản lý, các cư dân nên chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện. Cô Minh cho biết, cư xá Thanh Đa đang nằm trong diện giải tỏa, vì vậy, khi có quyết định giải tỏa chính thức cô sẽ dọn đi. Còn hiện tại, cô sẽ ở đây để thay mặt các anh chị em trong nhà lo hương khói cho mẹ. |
Được thổi nến, cắt bánh kem, nhận quà của "chú hề Sido" Lê Văn Hải, "các em nhỏ đầu trọc" tíu tít, cười nói rộn rã cả khu điều trị.