Một ngày thu đầu năm học 2017 – 2018,ônghoànhảovỡmộngsaunămhọctrườthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá persepolis khi vừa kết thúc mùa hè năm thứ nhất để chuẩn bị trở thành sinh viên năm thứ 2, Lê Anh Tú, chàng sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh của Trường ĐH Ngoại thương đã đưa ra một quyết định táo bạo là tạm hoãn việc học trên trường để “đi tìm lại lẽ sống của bản thân”.
Quyết định này được đưa ra chóng vánh, nhưng lại là điều Tú đã trăn trở ngay từ những ngày đầu tiên bước chân vào ngôi trường này.
Lê Anh Tú (sinh năm 1998) là cựu sinh viên sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh của Trường ĐH Ngoại thương. Ảnh: NVCC
“Phải chọn ngôi trường top đầu” là suy nghĩ duy nhất của Tú khi đặt bút đăng ký vào trường. Nhưng suốt học kỳ I năm thứ nhất, Tú gặp phải khủng hoảng vì việc học đại học không như kỳ vọng. “Em choáng ngợp khi phải học rất nhiều thứ liên quan đến toán cao cấp, kinh tế vĩ mô, vi mô… mà ở tuổi 18, em không biết chúng sẽ được ứng dụng ra sao”. Ngoài ra, việc đăng ký vào nhiều câu lạc bộ chuyên môn một lúc cũng khiến Tú không thể quản lý thời gian hiệu quả.
Sống trong “bong bóng” của rất nhiều kỳ vọng, chàng trai sinh năm 1998 không còn cảm thấy hào hứng.
Tú trong chuyến đi tới Nam Phi trong vai trò là thành viên của một dự án về bảo tồn động vật hoang dã.
Cuối cùng, Tú quyết định tạm hoãn việc học 1 năm sau trước sự bất ngờ của rất nhiều người.
Trước khi “gap year”, nam sinh cũng đưa ra hàng loạt lý do tự thuyết phục bản thân chọn phương án “để trường đại học chờ mình”.
“Em sợ cảm giác mỗi sáng sớm mùa đông phải phi xe máy đến trường và tự hỏi mình đến đây để làm gì. Em cũng muốn thử bước chân vào thế giới của những người đi làm, thử trải nghiệm các hoạt động về nghệ thuật vì nghĩ rằng bản thân ‘có duyên’ với sân khấu. Ngoài ra, em cũng muốn tự lo cho cuộc sống của bản thân về mặt tài chính, vì gia đình đang ở thời điểm không đủ chi trả cho những hoạt động cá nhân của em, bao gồm cả tiền học”.
Thuyết phục bản thân về mặt tâm lý xong xuôi, Tú làm đơn gửi cho trường và được dừng học trong tối đa 2 năm.
Tú tham gia vào một nhóm hài kịch ứng tác ở Hà Nội.
Trong thời gian “gap year”, Tú đã tham gia vào một nhóm hài kịch ứng tác ở Hà Nội để thỏa sức thể hiện mình trên sân khấu. Cậu cũng chuyển vào TP.HCM để thử sức với mảng truyền thông tại một số công ty vì nhận thấy “mình là người nói khá nhiều”.
Song, càng đi làm nhiều, cậu lại càng muốn quay trở lại học. “Ban đầu, em khá tự hào vì bắt đầu “quen tay, quen mắt” với một vài việc ở công ty dù chỉ đi làm với tư cách là một sinh viên năm thứ nhất. Nhưng khi động đến các vấn đề cần giải quyết ở tầm cao hơn, em lại vô cùng lúng túng”, Tú nhớ lại.
Kỹ năng chuyên môn còn hời hợt cùng khả năng xử lý tình huống yếu kém khiến Tú biết rằng… “mình không thực sự biết gì cả”.
Vì thế, kết thúc 1 năm đó, Tú quyết định quay trở lại trường vì đã tự trả lời được câu hỏi:“Học đại học để làm gì?”.
“Đó có lẽ là tài sản lớn nhất em thu nhận lại được sau thời gian “gap year””, nam sinh bộc bạch.
“Em từng nghĩ mình biết rất nhiều, nhưng hóa ra chỉ là một phần nhỏ”
Đi làm cũng khiến Tú hiểu “công việc cần gì ở mình”. Vì thế, cậu tự vạch ra một chiến lược riêng cho bản thân, luôn cố gắng tập trung tối đa cho những môn học sát sườn với “đầu ra” của mình sau này.
Trong khoảng thời gian đó, 9X cũng không quên tiếp tục trải nghiệm nhiều hơn, đi tới Nam Phi trong vai trò là thành viên của một dự án về bảo tồn động vật hoang dã, hay tham gia vào hàng loạt các hoạt động của một số tổ chức lớn,…
Mọi thứ diễn ra thuận lợi giống như “một đường thẳng băng” khiến Tú nghĩ rằng “mọi thứ về sau cũng vẫn sẽ diễn ra suôn sẻ như thế”.
Vì thế, cậu ứng tuyển vào chương trình Google Business Internship. Tuy nhiên, sau 5 tháng ròng rã, Tú lại bị đánh trượt ở vòng phỏng vấn cuối cùng cho chương trình thực tập này của Google.
“Lúc ấy, em có chút hoài nghi về bản thân, nên đã thử ứng tuyển vào một công ty khác ở trong nước và trúng tuyển”.
Tuy nhiên, công việc này cũng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm khác nhau, trong khi mọi người quá bận mải nên chưa thể hướng dẫn nhân sự mới sát sao. Áp lực “tự bơi” do thiếu kinh nghiệm khiến Tú luôn trong tình trạng stress và không muốn đi làm mỗi sáng thức dậy.
Hiệu quả công việc kém khiến Tú bị chính người đã tuyển dụng mình vào quở trách nặng nề:“Tôi nghĩ mình đã sai lầm khi tuyển em vào đây”.
Câu nói này khiến Tú như hoàn toàn sụp đổ. “Đó có lẽ là một cú sốc rất lớn với em. Nhưng cũng nhờ đó em mới nhận ra, những gì mình biết từ trước tới giờ tưởng rất rất nhiều, nhưng hóa ra chỉ là một phần nhỏ”.
Sau cú sốc ấy là quãng thời gian Tú liên tục tự rèn cho mình, cả về kỹ năng công việc, kỹ năng quản lý thể chất lẫn kỹ năng điều hòa cảm xúc cá nhân.
“Cũng vì hiểu bản thân còn thiếu nhiều thứ nên em luôn cố gắng chăm chỉ đọc nhiều hơn, tận dụng cơ hội để gặp gỡ nhiều người hơn. Việc gặp gỡ nhiều người trong các cộng đồng cũng khiến em bớt đắm chìm trong “bong bóng” công việc và nhận ra sự nghiệp chỉ là một phần của cuộc sống này”.
Biết tìm ra điểm yếu, khắc phục những nhược điểm của bản thân và có sự chuẩn bị kỹ càng để đón nhận những cơ hội mới,... những điều đó cũng đã giúp Tú mới đây nhận được lời mời làm việc hấp dẫn tại một công ty công nghệ hàng đầu tại Singapore.
Thúy Nga
Dù không nổi bật về điểm số nhưng Lê Nguyệt Hà (sinh năm 2003) học sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Long Biên, Hà Nội) đã được 10 trường Mỹ đồng ý hỗ trợ tài chính.