Những giấc ngủ chập chờn
“Mang giúp chị thêm 3 hộp Midazolam*”
3h đêm,ácsĩđiềutrịbệnhnhânhan dinh slovakia nghe tiếng bộ đàm từ khu bệnh nhân Covid-19 dương tính, Khoa Hồi sức tích cực, điều dưỡng Vân Anh vội bật dậy xuống Khoa Dược lâm sàng lĩnh thuốc, tập bệnh án đang hoàn thiện phải tạm bỏ lại. Để tránh nguy cơ lây nhiễm, cô không dùng thang máy, chỉ đi cầu thang bộ, theo lối riêng.
Vừa giao thuốc tới kíp điều trị, Vân Anh nhận yêu cầu hỗ trợ mới: mang mẫu bệnh phẩm từ bệnh phòng tới Khoa xét nghiệm, sau đó trả một số kết quả xét nghiệm Covid-19, xét nghiệm sinh hóa cho y bác sĩ.
Cứ thế, các công việc chuẩn bị vật tư, trang thiết bị, gửi mẫu, trả kết quả, lĩnh thuốc,… diễn ra không ngừng. Leo lên xuống cầu thang bộ liên tục khiến đôi chân Vân Anh mỏi rã rời.
“Hôm nay còn ít việc. Như hôm trước, ca trực từ 19h30’ tối đến 7h30’ sáng, mình chỉ chợp mắt được chưa đầy 30 phút. Hết ca còn chưa xong việc, về phòng nghỉ rồi vẫn cố làm nốt”,cô chia sẻ.
Điều trị, cấp cứu bệnh nhân Covid-19 nặng tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương |
Điều dưỡng Vân Anh (29 tuổi) là nhân sự Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Đêm 5/5, cô nhận lệnh điều động lên làm việc tại Khoa Hồi sức tích cực, cơ sở Đông Anh của bệnh viện. Cơ sở này phong tỏa sáng cùng ngày sau khi phát hiện chùm ca lây nhiễm.
Khoa Hồi sức tích cực đang có số lượng bệnh nhân Covid-19 nặng tới nguy kịch rất đông, khoảng 20 người, trong khi đó nhân lực hạn chế do nhiều y bác sĩ phải đi cách ly.
Tại Khoa, công việc của Vân Anh là hỗ trợ vòng ngoài, tức lo liệu tất cả vấn đề hậu cần, hành chính cho khu vực điều trị bên trong.
“Những ngày đầu, mình khá sốc với cường độ công việc. Nhưng chính vì vậy mà càng thương đồng nghiệp trong buồng bệnh. Khó khăn của mình chưa là gì so với mọi người”, Vân Anh tâm sự.
Y bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực chia làm 4 kíp làm việc, thay phiên theo 3 ca: 7h30 sáng đến 13h30 chiều, 13h30 chiều đến 19h30 tối và từ 19h30 đến 7h30 sáng hôm sau.
Ở vòng ngoài, Vân Anh chỉ cần đeo khẩu trang chuyên dụng và găng tay y tế, tuy nhiên y bác sĩ vòng trong phải mặc quần áo bảo hộ kín mít. Mùa hè, trời oi bức, phòng bệnh lại không được bật điều hòa để giảm nguy cơ lây nhiễm. Gió từ những chiếc quạt điện không thể giúp dịu đi cái nóng.
Nhân viên y tế gần như mặc đồ bảo hộ suốt ca trực, chỉ thay trong những trường hợp đặc biệt. Mồ hôi ra nhiều, khát nước, nhưng không được bù nước ngay. Chỉ khi ngừng công việc, đi ra ngoài và thay đồ bảo hộ, họ mới có thể uống nước. Lúc này, quần áo ai cũng ướt đẫm như vừa đi mưa.
“Có lần, mình chứng kiến một chị điều dưỡng đứng suốt từ 19h30’ tối tới 3h sáng để chăm sóc, phục vụ bệnh nhân, sau đó mới ra ngoài nghỉ đôi chút. Mình tự hỏi sao chị ấy có thể đứng lâu tới như vậy”,Vân Anh kể.
Vân Anh nhớ nhất câu chuyện về nữ điều dưỡng trẻ tên Thơm, ở Khoa Hồi sức tích cực. Thơm chỉ cao khoảng một mét tư, dáng người rất nhỏ nhắn. Đang trong ca trực, nữ điều dưỡng vội vã chạy ra ngoài, chưa kịp cởi xong đồ bảo hộ đã nôn thốc tháo, mặt tái mét.
“Bệnh nhân đông, các bạn ấy càng vất vả vì phải chăm sóc toàn diện, từ tắm gội, đánh răng, cho ăn, thay bỉm,…”,Vân Anh chia sẻ.
Giấc ngủ vội trong buồng bệnh khi bệnh nhân diễn tiến ổn định |
Ngay cả khi về phòng nghỉ, đi ngủ, y bác sĩ vẫn đeo khẩu trang |
Để tránh cho nhau nguy cơ lây nhiễm, sau giờ làm việc, y bác sĩ thường ăn riêng, không tiếp xúc gần. Đặc biệt, họ đeo khẩu trang cả khi ngủ dù rất bí bách, khó chịu.
“Thật ra, nếu vừa kết thúc ca làm, có thể ngủ thiếp đi được vì mệt quá. Còn những hôm không phải làm ca sẽ rất khó ngủ, trằn trọc mãi mới vào giấc”,điều dưỡng Vân Anh nói.
Thế nhưng, những giấc ngủ chập chờn không chỉ bởi chiếc khẩu trang.
Vào cách ly đột ngột, mỗi người có một tâm tư, lo lắng riêng, nhớ nhà, nhớ con. Có những nhân viên y tế, con chỉ 1, 2 tuổi, phải gửi nhờ ông bà chăm sóc vì vợ chồng đều đi cách ly. Có những điều dưỡng vừa hết cữ, bầu ngực mẹ thì căng tức, phải vắt sữa vứt đi, con ở nhà lại khát sữa.
Không ai chia sẻ, than vãn, nhưng Vân Anh cảm nhận được tâm tư trong mắt họ.
Cũng như tất cả đồng nghiệp, đi chống dịch, Vân Anh phải xa con. Em bé 20 tháng tuổi, “bất đắc dĩ cai sữa” vì vắng mẹ. “Bé vẫn ngóng mẹ từng ngày. Nhưng mình cũng chưa dám hẹn ngày về với con”,nữ điều dưỡng trẻ tâm sự.
“Oxy không bao giờ đủ”
“Oxy không bao giờ đủ để cảm thấy thoải mái”, đó là lời đầu tiên điều dưỡng Phạm Thúy Hạnh (41 tuổi), khoa Cấp cứu thốt lên khi được hỏi về công việc của chị trong những ngày vừa qua.
Cũng như Khoa Hồi sức tích cực, tại Khoa Cấp cứu, y bác sĩ đang tiếp nhận điều trị số lượng bệnh nhân Covid-19 diễn tiến nặng khá lớn, với 30 ca bệnh.
Quần áo của điều dưỡng Phạm Thúy Hạnh ướt đẫm sau ca trực. Việc đầu tiên cô làm khi được nghỉ là gọi về cho các con |
Chị Hạnh tâm sự, quần áo chống dịch luôn phải bịt kín bưng, tránh giọt bắn bên ngoài nên y bác sĩ lúc nào cũng thấy khó thở. Di chuyển nhiều, làm việc liên tục trong thời tiết nóng bức lại càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
Ngày bình thường, làm xong ca 8 tiếng, chị Hạnh có thể về phòng nghỉ ngơi. Nhưng hiện số bệnh nhân nhiều, khi kết thúc ca, chị vẫn ở ngoài chờ để sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp nếu cần.
Khó khăn lớn nhất với nữ điều dưỡng khi bước vào ca làm việc những ngày này là cảm giác “thèm” nước. “Uống nước vào sẽ buồn đi vệ sinh, cởi đồ bảo hộ lại rất phức tạp, mất thời gian, trong khi công việc thì nhiều. Bởi vậy đã vào buồng bệnh, chúng tôi không dám ăn uống tới hết ca”,điều dưỡng Hạnh kể.
Nếu quá mệt, chị chọn một góc trong buồng bệnh để đứng nghỉ vài phút, sau đó lại tiếp tục công việc.
Rời phòng bệnh sau khi kết thúc ngày làm việc mệt nhoài, chị Hạnh cầm điện thoai, gọi cho con gái. Chồng chị làm ngành cầu đường, đang phải cách ly tại Hà Tĩnh, chỉ còn con gái lớn học lớp 12, cùng con út mới 3 tuổi ở nhà.
Chị bảo, bình thường hai mẹ con không được trò chuyện nhiều, vì đa số lúc rảnh thì con còn học online, lúc con học xong, chị lại phải làm việc.
Hơn 10 ngày nay, tất cả công việc nhà, chăm bẵm cho em, con gái lớn phải thay bố mẹ gánh vác. Trong khi đó, cô bé vẫn đang ôn tập để chuẩn bị thi đại học.
“Bạn ấy rất thiệt thòi. Bây giờ từ việc đăng ký học ra sao, đăng ký vào trường nào, viết hồ sơ thế nào, con đều phải tự lập. Mẹ chỉ có thể nhắc nhở qua điện thoại chứ không thể trực tiếp hướng dẫn”,nữ điều dưỡng tâm sự.
Mong ước lớn nhất của điều dưỡng Hạnh là người dân có ý thức tốt hơn, nhân viên y tế trong bệnh viện bớt vất vả khi chống dịch. Có như vậy, dịch bệnh sớm được kiểm soát, các bệnh nhân hồi phục, bệnh viện không còn cách ly, chị sẽ sớm được về nhà với các con.
(*) Midazolam: thuốc an thần dùng cho bệnh nhân có kích động, đang phải thở máy.
Nguyễn Liên
Nguyên nhân có thể do tinh thần người bệnh không ổn định, dễ bị bức xúc, kích động sau thời gian dài phải cách ly, điều trị Covid-19.
(责任编辑:La liga)