当前位置:首页 > Thể thao

Trung Quốc được lợi gì khi ‘xẻ thịt’ máy bay Mỹ?_kèo psg

Một khi thâm nhập được vào đầu não của chiếc máy bay tàng hình không người lái của Mỹ,ốcđượclợigìkhixẻthịtmáybayMỹkèo psg Bắc Kinh có thể chơi bài ‘gậy ông đập lưng ông’ với Washington.

Việc thâm nhập vào một chiếc máy bay do thám tàng hình của Mỹ bị hạ có thể mang lại cho Trung Quốc phương pháp để có được các công nghệ then chốt. Liệu Iran có thử làm điều này?

Việc chiếc máy bay do thám tàng hình của Mỹ RQ-170 rơi ở miền đông Iran đã dấy lên nhiều nghi ngờ rằng thiết bị bay không người lái (UAV) này rốt cuộc rồi cũng sẽ tìm đường đến Trung Quốc. Thâm nhập vào hệ thống máy bay có thể giúp Trung Quốc sử dụng các công nghệ đảo ngược để có thể sáp nhập các công nghệ then chốt vào các hệ thống không gian bản xứ và phát triển các biện pháp đối phó khiến cho các UAV của Mỹ khó có thể hoạt động gần Trung Quốc. Iran có vô số các động cơ về mặt chính trị, quân sự và tài chính để trao công nghệ này cho Trung Quốc, để đổi lại những dòng công nghệ từ Bắc Kinh tới Tehran.

Cho dù một số quan chức Iran có đưa ra tuyên bố về sở hữu công nghệ, nhưng nhiều người cho rằng Tehran thiếu các tiềm lực về kỹ thuật để khai thác và nhân bản các công nghệ tân tiến của chiếc RQ-170. Nếu giao lại chiếc UAV này cho Trung Quốc, lợi ích sẽ được tận dụng nhiều hơn. Và nhờ đó, có thể Iran sẽ được tiếp cận các công nghệ quân sự của Trung Quốc, có khả năng sau này sẽ được tiếp cận với các biện pháp chống UAV, và Trung Quốc sẽ hỗ trợ Iran về mặt ngoại giao khi đối phó với các quốc gia phương Tây trong vấn đề về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.

Giữa Iran và Trung Quốc đã hình thành mối quan hệ thông thương vũ khí từ đầu những năm 1980. Trung Quốc cung cấp cho Iran các vũ khí hạng nặng như máy bay chiến đấu 7-7, các tàu tuần tra tấn công nhanh, các tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp chống hạm, và công nghệ dẫn đường để sử dụng trong chương trình tên lửa đạn đạo của Iran. Số tiền thu về từ chương trình buôn bán vũ khí  trong thập kỷ 2000-2010 đã giảm hẳn so với các thập kỷ trước, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục giúp Iran phát triển các chương trình vũ khí then chốt. Theo hãng tin Mehr của Iran, cả quan chức Trung Quốc và Iran đều yêu cầu ‘mổ xẻ’ chiếc RQ-170.

Một nghiên cứu mới đây của Phillip Saunders tại Đại học Quốc phòng Quốc gia đã tìm hiểu về lịch sử công nghiệp máy bay quân sự của Trung Quốc, và đưa ra một loạt minh chứng cho việc thâm nhập vào các thiết kế máy bay của nước ngoài và ‘nội địa hóa’ các thành phần đã giúp Trung Quốc mở rộng tiềm lực công nghệ không gian như thế nào.

Sau khi mối quan hệ Xô – Trung bị rạn nứt vào năm 1960, Trung Quốc đã tận dụng các công nghệ và lấp các lỗ hổng cũng như cải thiện các thiết kế của Liên Xô. Tiếp cận các máy bay của Mỹ và công nghệ không gian thông qua các bên thứ ba cũng mang lại cơ hội cho Bắc Kinh áp dụng các công nghệ đảo nghịch. Một trong những ví dụ mà mọi người hay nhắc đến là chiếc F-16 mà Trung Quốc tiếp cận thông qua mối quan hệ gần gũi với Pakistan. Rất khó để xác định xem Trung Quốc đã tận dụng được việc thâm nhập này ở mức độ nào, nhưng các nguồn tin tham khảo lại cho rằng kỹ thuật viên của Trung Quốc tới thăm Pakistan hồi đầu những năm 1980 đã được ‘tận mục sở thị’ từng chi tiết của chiếc máy bay này.

Công nghệ của ngành công nghiệp máy bay quân sự của Trung Quốc có nền tảng và có khả năng sản xuất ra các hệ thống không gian tinh xảo và phát triển quy mô nhanh chóng trong hai thập kỷ qua, và hiện đang cải thiện và có khả năng cho ra đời các công nghệ y hệt như đã sử dụng trong chiếc RQ-170. Chẳng hạn, chiếc máy bay chiến đấu đa chức năng được gọi là “Mãnh Long” J-10 của Trung Quốc có sự kết hợp từ các hợp kim và vật liệu composite để có độ bền và trọng lượng nhẹ.

Trung Quốc đã phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư J-11B thông qua một sự kết hợp giữa việc kết hợp sản xuất và đảo ngược động cơ từ chiếc Su-27 của Nga, với sự tập trung đặc biệt vào việc tăng các hệ thống phụ sản xuất trong nước. Chiếc phi cơ chiến đấu tàng hình J-20 phiên bản đầu tiên đã cho thấy khả năng Trung Quốc kết hợp công nghệ tàng hình trong rất nhiều thiết kế máy bay mới.

Trung Quốc cũng có rất nhiều nỗ lực đáng kể để phát triển và triển khai các tiềm lực UAV của họ. Vào năm 2010, Trung Quốc đã cho trưng bày 25 mẫu UAV khác nhau trong một triển lãm hàng không. Các quan chức đại diện cho Tập đoàn Công nghệ ASN của Trung Quốc – một trong số các nhà sản xuất chính của UAV – tuyên bố rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân của họ đang vận hành hai máy bay do thám.

Ngay cả khi Trung Quốc chưa triển khai một chiếc UAV có vũ trang, thì số lượng các mẫu hình trước khi các thị trường phát triển cũng làm sáng tỏ một điều rằng: tiềm lực này sẽ là một trong những vũ khí của quân đội trong tương lai gần. Việc triển khai các hệ thống UAV hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin của Trung Quốc, và tăng thêm các lớp mục tiêu tầm xa và khả năng tấn công. Những lợi thế này hiển nhiên sẽ giúp tăng cường khả năng chống thâm nhập quân sự vào vùng ngoại vi của Trung Quốc.

Lê Thu(Theo The Diplomat)

分享到: