当前位置:首页 >Thể thao >Kinh nghiệm đi hội sách quanh năm của một chuyên gia bản quyền_coi trực tiếp bóng đá ngoại hạng anh

Kinh nghiệm đi hội sách quanh năm của một chuyên gia bản quyền_coi trực tiếp bóng đá ngoại hạng anh

2025-01-25 08:14:41 [Thể thao] 来源:Xổ số 88

Lần tham dự hội sách Frankfurt tháng 10 vừa qua cũng là lúc chị Hoàng Thanh Vân - Giám đốc Andrew Nurnberg Associates (ANA) Hà Nội (đơn vị đại diện độc quyền của của 59 đối tác quốc tế tại Việt Nam, tính đến tháng 11/2024) - khép lại "tour hội sách" hàng năm của người làm bản quyền.

Chia sẻ với Tri Thức - Znews, chị nhận định các hội sách quốc tế hầu hết đều nổi bật ở tính ổn định và nhất quán qua nhiều năm (về thời gian, địa điểm và cách thức tổ chức). Song không vì thế mà việc tham dự hội sách thiếu đi những bất ngờ và lợi ích mà giao tiếp online không thể thay thế được.

Hoi sach anh 1

Chị Hoàng Thanh Vân (trái) tại Hội sách Frankfurt 2024. Ảnh: NVCC.

Xuất bản Việt cập nhật, cởi mở

Trước câu hỏi “hội sách năm nay có gì mới”, chị Vân thấy thật khó trả lời. Bởi lẽ, theo chị, điểm đặc trưng của hội sách Frankfurt là sự kiên trì với cùng một format (khung chương trình), mang đến sự thống nhất qua nhiều năm.

Hàng năm, cùng khoảng thời gian này (trung tuần tháng 10), tại địa điểm này (trung tâm hội chợ quốc tế Frankfurt, thành phố Frankfurt, Đức), người làm xuất bản trên khắp thế giới hội tụ về trong 5 ngày (3 ngày dành riêng cho giới xuất bản và 2 ngày cuối tuần mở cửa cho công chúng đến tham quan). Riêng khu Trung tâm bản quyền mở cửa sớm 1 ngày so với các khu vực khác trong hội chợ, và không mở cửa cuối tuần.

Các đơn vị xuất bản quốc tế thường bắt đầu hẹn lịch gặp từ tháng 5. Đến tháng 7-8 thì hầu như lịch hẹn đã được chốt chính xác. Theo đó, do thông tin cụ thể về sự kiện có từ sớm, nên ngay từ đầu năm người làm xuất bản đã có thể lên kế hoạch tham dự, cũng như dự toán, chuẩn bị chi phí.

Một chút so sánh: Hội sách London hầu như chỉ dành cho người làm bản quyền, tập trung tối đa vào việc tạo lập không gian giao lưu, mua bán, trao đổi giữa các đơn vị xuất bản từ khắp nơi trên thế giới và không mở cửa cho công chúng.

Trong khi đó, hội sách Frankfurt lại thường là sự kiện có tính bản sắc, là nơi các quốc gia thể hiện đặc trưng văn hóa của dân tộc mình. Toàn bộ diện tích trưng bày của hội sách được chia thành các khu vực, gian hàng của các quốc gia, lãnh thổ khác nhau. Khu vực của Khách mời Danh dự mỗi năm thường thu hút sự chú ý từ đông đảo bạn bè quốc tế, tạo cơ hội cho nhiều nền xuất bản mới nổi.

Những hội trường chính dành cho các nhà xuất bản từ các quốc gia thường được trang trí công phu, hoành tráng, hướng đến mục đích "phô diễn lực lượng", mang tính hình ảnh đại diện cho quốc gia, nhà xuất bản.

Tuy vậy, những hoạt động giao dịch thực tế lại diễn ra trong khu Trung tâm Bản quyền, nơi những cuộc hẹn "30 phút một cuộc" diễn ra liên tục, nối tiếp nhau hết cuộc này đến cuộc khác tại các dãy bàn dành riêng cho các agency và phòng bản quyền của các nhà xuất bản. Người làm xuất bản gặp gỡ nhau, trao đổi các thông tin cập nhật về thị trường và các đầu sách mới, các dự định tương lai, rồi lại tất tả đi đến các cuộc hẹn tiếp theo.

Năm nay, Việt Nam có gian hàng lớn nhất trước nay tại Frankfurt, quy tụ nhiều đơn vị xuất bản tại khu trưng bày của đoàn TP.HCM. Chị Vân vui mừng thấy đoàn Việt Nam nay đã tụ hội về một mối. Chị tin rằng mỗi lần tham dự như vậy, đoàn sẽ rút được nhiều kinh nghiệm để hướng đến mục tiêu trở thành Khách mời Danh dự.

Chị nhận định gian hàng của Khách mời Danh dự năm 2025 là Philippines năm nay có nhiều hoạt động sôi nổi và lôi kéo được đối tác nước ngoài.

Mục tiêu trước mắt của các đoàn như Philippines hay Việt Nam khi tham gia mở gian hàng tại Hội sách Frankfurt không phải để bán hàng. Thay vào đó, là để xác lập dần vị trí và hình ảnh của nền xuất bản mỗi quốc gia trên bản đồ xuất bản thế giới.

Mục tiêu trước mắt của các đoàn như Philippines hay Việt Nam khi tham gia mở gian hàng tại Hội sách Frankfurt không phải để bán hàng. Thay vào đó, là để xác lập dần vị trí và hình ảnh của nền xuất bản mỗi quốc gia trên bản đồ xuất bản thế giới, giúp đối tác và bạn bè quốc tế hiểu thêm về nền xuất bản mỗi quốc gia, tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

Theo chị Vân, dù Việt Nam vẫn còn là thị trường quy mô nhỏ nhưng đối tác nước ngoài đánh giá cao gu chọn sách ngày càng tinh tế, hiện đại, cũng như sự năng động, cởi mở trong tư duy của các đơn vị xuất bản tại thị trường Việt Nam. Chính vì lẽ đó, đơn vị của chị Vân đặt nhiều kỳ vọng vào sự phát triển của ngành trong những năm tới.

Hoi sach anh 2

Xuất bản thế giới lo ngại AI làm hỏng tính sáng tạo nguyên bản và xâm phạm quyền lợi của các tác giả. Ảnh: Fadel.

Sáng tạo của con người là then chốt trong xuất bản

Ngày nay, sự phát triển của mạng Internet và các nền tảng, công cụ, ứng dụng đã cho phép con người từ mọi nơi trên thế giới có thể giao tiếp, trao đổi thông tin nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, "dù công nghệ có phát triển đến đâu thì về bản chất, mọi quan hệ giao dịch đều là giữa người với người", chị Vân nói. Theo chị, trong xuất bản thì "những yếu tố về mặt con người không bao giờ có thể thay thế được".

Với mặt hàng đặc trưng cho tính sáng tạo và tư duy con người như sách, nhất là với sản phẩm vô hình như bản quyền thì các giao dịch không chỉ đơn thuần dựa vào con số và máy móc, giấy tờ, mà còn dựa rất nhiều vào niềm tin giữa người với người, sự hiểu biết lẫn nhau, nền tảng văn hóa...

Tác giả và nhà xuất bản không chỉ cần thu được tiền từ giao dịch, mà họ cần biết cuốn sách của mình sẽ được trân trọng, nâng niu và tìm được đúng nhà xuất bản phù hợp cho phiên bản chuyển ngữ.

Được gặp gỡ trực tiếp, nhìn thấy nhau, tặng nhau một món quà nhỏ, kể những chuyện vui hàng ngày tưởng chừng vô thưởng vô phạt, nhưng mang lại cho đối phương cảm giác mạnh mẽ rằng mình cũng là “con người thật bằng xương bằng thịt như họ”. Đồng thời, việc liên tục lắng nghe lẫn nhau, giải đáp những khúc mắc, vượt qua những khác biệt văn hóa và xây dựng uy tín trong công việc là điều tối quan trọng.

Chị Vân lý giải: “Qua những giao tiếp ngoài đời thực như thế này, đối tác nước ngoài mới hiểu rõ hơn về đất nước, con người Việt Nam, mới thay đổi được những định kiến đã cũ về đất nước chúng ta. Không công nghệ nào thay thế được sự thân mật sinh ra từ tiếp xúc trực tiếp, không cách nào xóa bỏ rào cản văn hóa hay hơn thế”.

Gặp mặt, trò chuyện trực tiếp, đối tác nước ngoài cũng hiểu được các nhân tố đang góp mặt trong nền xuất bản nước nhà, đơn vị nào chuyên về những dòng sách nào, hoạt động kinh doanh, quảng bá tác phẩm ra sao.

Nếu chỉ qua các phương tiện truyền thông, mọi người dễ lầm tưởng AI đang len lỏi vào từng ngóc ngách của nhiều nền xuất bản - nhất là tại các nước phát triển, chị Vân nói. Tuy nhiên, "tiếp xúc trực tiếp thì không khó để nhận thấy ngành xuất bản thế giới, đặc biệt là châu Âu, vẫn rất dè dặt với AI", chị cho hay.

Cụ thể, giới xuất bản "lo ngại AI làm tổn hại đến tính nguyên bản của tác phẩm, quyền lợi của tác giả và tính nguyên bản trong sáng tạo". Câu hỏi mấu chốt không xoay quanh vấn đề những khả năng và tính ứng dụng của AI, mà là làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ "công nghệ làm hỏng tính sáng tạo nguyên bản và xâm phạm quyền lợi của các tác giả".

Trang bán sách lớn nhất thế giới, Amazon đã loại bỏ ngay những tác phẩm bị phát hiện là do AI tạo ra. Tương tự, nhiều nhà xuất bản lớn và các agency bản quyền khi thương thảo đã nêu rất rõ yêu cầu đối tác không được sử dụng AI trong quá trình biên dịch, biên tập hay thiết kế bìa... cho cuốn sách, thậm chí bổ sung vào các điều khoản trong hợp đồng bản quyền.

Nếu người mua bản quyền có ý định sử dụng AI, họ sẽ phải cung cấp thông tin cụ thể, chi tiết rằng AI được ứng dụng bao nhiêu phần trăm, ở những khâu nào... Những bên tự ý sử dụng AI sẽ bị cho là "không tôn trọng bản quyền trí tuệ và tính con người trong tác phẩm" và có nguy cơ bị dừng hợp tác.

Kỳ vọng một hội sách quốc tế tại Việt Nam

Nghe về dự định tổ chức hội sách quốc tế của lãnh đạo TP.HCM, chị Vân khấp khởi mong đợi. Từ kinh nghiệm "tham dự hội sách quốc tế quanh năm", chị chia sẻ những yếu tố mà giới xuất bản quan tâm khi cân nhắc tham dự.

Trước nhất là tính ổn định: thời gian, địa điểm tổ chức của các hội sách quốc tế lớn hầu như cố định qua các năm. Người tham dự, nhất là các đối tác quốc tế cần được biết về lịch trình chính xác từ trước 1 năm để có thể lên kế hoạch tài chính, di chuyển, lưu trú, sắp xếp các cuộc hẹn, tuyệt nhiên không nên có tình trạng "nước đến chân mới nhảy".

Những hội sách "sinh sau đẻ muộn" thường sẽ phải tránh thời gian trùng với những hội sách lớn trên thế giới. Địa điểm phải là nơi đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết và thuận tiện cho nhiều đơn vị tham gia.

Ngoài ra, khâu hậu cần là tối quan trọng để đảm bảo thành công của hội sách. Bản vẽ phân chia khu vực, phương án bán vé và bán gian hàng phải được thống nhất và công bố rộng rãi từ sớm. Đây là những nội dung đòi hỏi sự tham gia của đội ngũ tổ chức hội chợ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm.

Ngoài ra, việc thiết kế các chương trình sự kiện, thảo luận về xuất bản và văn hóa đọc trong khuôn khổ hội sách cũng góp phần khiến hội sách hấp dẫn hơn, thúc đẩy sự giao lưu, trao đổi và thu hút thêm công chúng.

Ban tổ chức cần thiết kế các khu vực sân khấu hợp lý, cung cấp các trang thiết bị kỹ thuật cũng như đưa ra các hướng dẫn, hỗ trợ phù hợp để các đơn vị xuất bản chủ động đăng ký nội dung, mời tác giả, diễn giả và đối tác tham dự.

Chị Vân nhận định chúng ta không nhất thiết phải rập khuôn theo những khuôn mẫu có sẵn, mà có thể điều chỉnh phù hợp với văn hóa riêng.

Trên thế giới, có những hội sách sẽ tập trung cho giao dịch bản quyền (rights fair) như Hội sách Frankfurt, Hội sách London, Hội sách Thiếu nhi Bologna...

Song một số khác như Hội sách New York, Thái Lan, Indonesia và các nước khác, tương tự các hội sách hiện tại ở Việt Nam, sẽ không hướng đến mục đích này mà tập trung vào buôn bán sách (trading fair). Tùy theo mục đích hội sách mà ban tổ chức có thể lên khung chương trình phù hợp.

Nhằm xây dựng uy tín cho hội sách, thu hút và khuyến khích nhiều đối tác quốc tế đến tham dự, các quốc gia cũng thường đưa ra các chương trình hỗ trợ.

Hội sách Kuala Lumpur từng mời các đơn vị xuất bản Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam tham dự, với ưu đãi miễn phí 1 quầy giao dịch bản quyền bao gồm bàn và giá sách nhỏ, cùng với chi phí lưu trú tại khách sạn 5 sao cho 2 ngày. Hội sách Đài Bắc (TiBE) những năm gần đây cũng có chương trình fellowship để đơn vị xuất bản từ nhiều nước nộp hồ sơ và đăng ký tham dự.

Tuy nhiên, một nền xuất bản phát triển sôi động và mang lại nhiều triển vọng hợp tác vẫn là điều hấp dẫn nhất, giúp duy trì sức hút lâu dài đối với các đối tác quốc tế.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

    推荐文章
    热点阅读