Nhưng 4 năm trôi qua,ônnămgiờtôimuốnđòicấpdưỡkèo bóng đá hôm nay trực tiếp chồng tôi vẫn không ngó ngàng tới con. Giờ đây do ảnh hưởng dịch bệnh mà công việc của tôi bấp bênh, không đủ chi phí trang trải cho 2 con ăn học. Xin hỏi luật sư giờ tôi có thể làm đơn kháng án quyền nuôi con về phần đòi hỏi chồng tôi phải chu cấp, cấp dưỡng cho con có được không? Luật sư tư vấn: Theo thông tin mà bạn đã cung cấp, hai bạn đã thuận tình ly hôn với quyết định bạn là người trực tiếp nuôi con và không yêu cầu cấp dưỡng nuôi con. Tuy nhiên, thời gian gần đây do gặp một số khó khăn trong cuộc sống nên bạn muốn chồng bạn hỗ trợ cấp dưỡng nuôi con. Tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: “1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. 2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. 3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.” Căn cứ vào quy định của pháp luật, hiện tại bạn là người trực tiếp nuôi con tức là người chồng cũ là người không trực tiếp nuôi con và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Vậy, bạn có thể yêu cầu Tòa án nhân dân quận/huyện nơi người chồng cũ đang cư trú hoặc làm việc để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo việc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn để chồng cũ của bạn nhận nuôi 1 người con để có thể chăm sóc đảm bảo quyền lợi cho con cái. Tại Khoản 1, 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: “1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. 2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.” Bạn có quyền yêu cầu thay đổi trực tiếp nuôi con để đảm bảo tốt hơn điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội. Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) Ban Bạn đọc Vợ chồng tôi lấy nhau đã được 9 năm, xây nhà và sinh sống trên đất của bố mẹ chồng. Nay chúng tôi ly hôn, ngôi nhà và tài sản trong nhà tôi có được chia không?Ảnh minh họa Chia tài sản khi xây nhà trên đất bố mẹ chồng