Dưới đây là bài phân tích của cựu HLV trưởng tuyển Việt Nam - ông Toshiya Miura trước thềm cuộc đấu Việt Nam vs Nhật Bản trên sân Mỹ Đình.
HLV Miura từng có khoảng thời gian ngắn dẫn dắt tuyển Việt Nam
Kết thúc vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á,ườiNhậtngỡngàngtrướcsựtiếnbộcủatuyểnViệkqua bong da Việt Nam đứng nhì bảng với 17 điểm và lần đầu tiên trong lịch sử tiến vào vòng loại cuối.
Đây là cuộc chiến đầy gian nan đối với Việt Nam, khi đụng độ hàng loạt đối thủ mạnh cấp độ châu lục. Do bị chi phối thế trận, Việt Nam buộc phải tăng cường phòng ngự chặt chẽ tại các trận tại vòng loại thứ ba.
Các học trò HLV Park Hang Seo đã chơi tốt trước Trung Quốc. Dù bị dẫn 2 bàn, đội tuyển Việt Nam không bỏ cuộc và tạo nên cuộc rượt đuổi quyết liệt để quân bằng tỷ số. Đáng tiếc, họ lại bị thủng lưới vào cuối trận.
Việt Nam từng gây ra nhiều khó khăn cho Nhật Bản ở tứ kết Asian Cup 2019
Sau 3 lượt đấu, Việt Nam vẫn chưa thể nếm mùi vị chiến thắng. Tối 11/11, đội bóng áo đỏ sẽ tiếp đón tuyển Nhật Bản trên sân nhà Mỹ Đình.
Phân tích chiến thuật tuyển Việt Nam
Đội hình phòng thủ cơ bản 5-4-1 và tập trung chơi bóng ngắn
Việt Nam đã áp dụng thành công chiến thuật 5-4-1 cho đến khi bước vào vòng loại cuối. Hai hậu vệ cánh không tích cực tham gia tấn công mà đơn thuần chủ yếu tập trung phòng ngự.
Hai hộ công cũng lùi sâu về hai cánh của hàng tiền vệ mỗi khi bị đối phương dẫn bóng xâm nhập, tạo nên hệ thống phòng ngự 5-4 vững chắc.
Tiền đạo cắm không quá chú trọng pressing mà chủ yếu tập trung hỗ trợ phòng ngự để giảm thiểu rủi ro một cách toàn diện.
Mặt khác, về phương diện tấn công, các cầu thủ Việt Nam không chơi theo kiểu chuyền dài rồi dễ dàng bị mất bóng mà cơ bản là tăng cường triển khai theo lối phối hợp bóng ngắn.
Việt Nam đã và đang tận dụng tối đa các cầu thủ sở hữu kỹ thuật rê bóng, có khả năng làm chủ cuộc chơi tốt như Nguyễn Quang Hải hay Nguyễn Hoàng Đức.
Ông Miura cũng nhận định rằng:“Việt Nam giống Nhật Bản và Thái Lan, dù vóc dáng nhỏ bé nhưng kỹ năng xử lý bóng rất tốt và có khuynh hướng thích chơi bóng ngắn”.
Đây là biểu đồ so sánh tỷ lệ giữ bóng (trục ngang) và tỷ lệ chuyền bóng ngắn (trục dọc) của Việt Nam tại vòng loại cuối với Nhật Bản và bình quân của các CLB J-League 1 mùa này (tính đến 24/10).
Dễ thấy, với lối chơi “chuyền ngay khi có bóng”, Việt Nam dù tỷ lệ giữ bóng thấp nhưng ngược lại, tỷ lệ chuyền bóng ngắn lại khá cao.
Đặc biệt ở trận đối đầu với Oman và Trung Quốc thì những con số ấy gần ngang với tỷ lệ bình quân của CLB Gamba Osaka, FC Tokyo và Hiroshima (tỷ lệ chi phối bóng không quá 50% nhưng chủ yếu chuyền bóng ngắn).
Tập trung tấn công trung lộ: Chiều cao có thể là điểm yếu
Biểu đồ trên cho thấy Việt Nam tập trung tấn công ở trung lộ, khác hẳn so với Nhật. Khuynh hướng này thấy rõ thông qua các thống kê về kiến tạo và số lần tạt bóng căng ngang.
Người Nhật ngỡ ngàng trước sự tiến bộ của tuyển Việt Nam
Đa phần đường chuyền mang tính chất quyết định đều xuất phát từ trung lộ, còn các pha căng ngang thì lại khá hiếm.
Phải chăng đó là do Việt Nam có nhiều cầu thủ dáng vóc nhỏ, cộng thêm sở hữu nhân sự có thế mạnh ở trung tâm như Nguyễn Công Phượng và cây săn bàn chính Nguyễn Tiến Linh.
Ông Miura cho rằng: “Điểm yếu của các cầu thủ Việt Nam là chiều cao. Tuy những năm gần đây thể lực của họ đã khá hơn nhưng khi tranh chấp với đối thủ Trung Đông hay Úc thì họ khá chật vật”.
Song song với đó, thể hình là điểm yếu của Việt Nam. Điều này được thấy rõ khi tỷ lệ chiến thắng tranh chấp trên không chỉ đạt 25%.
Với chủ trương bố trí các cầu thủ ưu tú của mình ở trung lộ và chơi bóng ngắn, không biết Việt Nam sẽ “khoan thủng” hàng phòng ngự kiên cố của Nhật bằng cách nào?
* Đăng Khôi(theo J-League)
Việt Nam đấu Nhật Bản: Đâu là mục tiêu số 1 của thầy Park
Việt Nam đối đầu Nhật Bản ngày 11/11 với nhiều mục tiêu quan trọng, nhưng xem ra nhiệm vụ nặng nề nhất mà thầy Park phải làm là... nhặt sạn cho đội nhà.