您的当前位置:首页 >Thể thao >Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em để đạt được bình đẳng giới_ti le bóng đá 正文

Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em để đạt được bình đẳng giới_ti le bóng đá

时间:2025-01-10 16:49:20 来源:网络整理编辑:Thể thao

核心提示

Tin thể thao 24H Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em để đạt được bình đẳng giới_ti le bóng đá

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng,ềnchophụnữvàtrẻemđểđạtđượcbìnhđẳnggiớti le bóng đá công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. 

Tình trạng bạo lực trên cơ sở giới vẫn tồn tại khá phổ biến. Điều đáng quan tâm là, phần lớn phụ nữ bị bạo lực vẫn chưa tìm kiếm sự giúp đỡ từ các dịch vụ hỗ trợ chính thức hoặc từ chính quyền địa phương. 

Hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ vẫn còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực và kỹ năng của cán bộ, đặc biệt là sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan vẫn chưa thống nhất, đồng bộ. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác hỗ trợ cho người bị bạo lực và tạo tâm lý e ngại cho người dân khi cần hỗ trợ. 

Theo Báo cáo điều tra Quốc gia về Bạo lực đối với Phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 do Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện, cứ ba phụ nữ thì có hai người (chiếm gần 63%) từng bị chồng bạo lực về thể xác, tình dục, tinh thần, kinh tế trong đời. 

Ngoài ra, phần lớn phụ nữ (khoảng 90%) bị chồng/bạn tình bạo lực thể xác, tình dục đều không tìm kiếm sự trợ giúp từ các dịch vụ chính thức hoặc chính quyền. Một nửa trong số họ chưa bao giờ kể cho ai nghe về tình trạng bị bạo lực của mình. Bạo lực trên cơ sở giới gây thiệt hại cho Việt Nam 1,8% GDP mỗi năm.

Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em để đạt được bình đẳng giới - 1

Hỗ trợ phát triển sinh kế cho phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những cách nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình (Ảnh minh họa: Tổ chức CARE).

Bạo lực gia đình trong cả nước nói chung, ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng, là câu chuyện chưa bao giờ cũ.

Trong tổng số hơn 14 triệu người dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay, phụ nữ chiếm 49,9%. Tỷ lệ phụ nữ và nam giới tương đối cân bằng, nhưng phụ nữ dân tộc thiểu số đang là nhóm đối tượng yếu thế. Họ phải chịu nhiều thiệt thòi, chịu sự bất bình đẳng về giới từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. 

Phụ nữ bị chồng bạo lực nhiều hơn so với việc bị người khác bạo lực. Cứ 10 phụ nữ thì có 1 người (11,4%) trải qua bạo lực thể xác từ khi 15 tuổi do người khác gây ra. Khi phụ nữ bị bạo lực thể xác do người khác không phải là chồng gây ra, người gây bạo lực chủ yếu là thành viên nam trong gia đình (60,6%).

Muôn vàn lý do dẫn đến bạo lực gia đình

Có nhiều lý do gây dẫn đến bạo lực gia đình, đối tượng gây bạo lực gia đình chủ yếu là do lạm dụng rượu, bia, cờ bạc, nghiện ma túy, trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết pháp luật.

Đặc biệt là những trường hợp đàn ông là người dân tộc thiểu số, có các hành vi bạo lực xuất phát từ thói quen uống rượu hàng ngày, khi rượu vào không kiểm soát được bản thân dẫn đến các hành vi bạo lực. 

Bên cạnh đó, nhiều thôn, bản vùng sâu, vùng xa vẫn chịu ảnh hưởng bởi các phong tục lạc hậu, sự bất bình đẳng giới, trọng nam khinh nữ, nhận thức người dân thấp, gia đình thường đông con, kéo theo đó là đời sống kinh tế gia đình khó khăn.

Tại Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới nói chung và phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới là một trong những nội dung được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan không ngừng quan tâm. 

Đồng thời, cam kết thực hiện thông qua các giải pháp về mặt thể chế, chính sách, truyền thông, nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, nghiên cứu, xây dựng thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Chủ đề của Tháng Hành động Quốc gia về bình đẳng giới năm nay là "Đảm bảo an sinh xã hội, trao quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái để đạt được bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới". 

Tháng Hành động Quốc gia do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hàng năm từ ngày 15/11 đến ngày 15/12. Đây là một trong những hoạt động của Chính phủ nhằm thực hiện nghị quyết về Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030. 

Tháng Hành động còn là cơ hội để thúc đẩy các sáng kiến và mô hình tích cực nhằm chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới và đảm bảo bình đẳng giới. 

Ngày 25/11 hàng năm là Ngày Quốc tế Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Đây là dịp để các chính phủ, các tổ chức xã hội và từng cá nhân tái khẳng định cam kết xây dựng một thế giới an toàn, không có bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Ngày này cũng khởi động Chiến dịch toàn cầu 16 Ngày hành động xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới với rất nhiều hoạt động diễn ra trên khắp thế giới diễn ra từ ngày 25/11 đến ngày 10/12. Bất bình đẳng giới đã dẫn đến tình trạng bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái.