Theélộcáchthứckiếmtiềncủcược nhà cáio Insider, tham gia vào một cuộc xung đột quân sự tiêu tốn rất nhiều tiền của. Tuy vậy, lực lượng Hamas vẫn tìm ra cách để đối đầu với Israel - quốc gia nhận gần 4 tỷ USD viện trợ quân sự mỗi năm từ Mỹ.
"Hamas có 2 thành phần chính, dịch vụ xã hội và quân sự. Phía dịch vụ xã hội rất thành công trong việc gây quỹ, rồi số tiền này được chuyển sang mục đích quân sự. Ngân sách hoạt động của tổ chức này rơi vào khoảng 300 triệu USD", ông Victor Asal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách (Ấn Độ) cho biết.
Tổ chức từ thiện giả
Hamas từ lâu đã liên kết với rất nhiều quỹ từ thiện hoạt động dưới vỏ bọc hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn ở Dải Gaza. Trên thực tế, vẫn có một số quỹ thực sự giúp người dân Palestine tiếp cận với dịch vụ y tế và hàng hóa thiết yếu, nhưng phần lớn đều là bình phong cho các hoạt động quân sự của Hamas.
Vào năm 2003, Bộ Tài chính Mỹ đã liệt 5 quỹ từ thiện khác nhau (tới từ Anh, Thụy Sĩ, Áo, Lebanon và Pháp) vào danh sách tổ chức khủng bố vì ủng hộ Hamas. Tới năm 2009, Bộ Tư pháp Mỹ kết án lãnh đạo quỹ từ thiện Tổ chức Cứu trợ và Phát triển Đất Thánh (HLF) vì có liên quan tới Hamas.
Sự hỗ trợ từ Iran
Ông Matthew Levitt, cựu chuyên gia tình báo của FBI cho biết, ngoài khoản tiền kiếm được từ các quỹ từ thiện giả, sự hỗ trợ từ Iran là nguồn thu chính của Hamas. Mỗi năm, Hamas nhận từ Iran khoảng 70-100 triệu USD.
"Với Iran, việc hỗ trợ Hamas cho phép họ gia tăng tầm ảnh hưởng ở Trung Đông mà không phải trực tiếp xung đột với Israel", ông Levitt nói.
Trước đó, chính quyền Israel từng cáo buộc Iran cung cấp cho Hamas khoảng 100 triệu USD mỗi năm. Vào năm 2021, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thông tin về việc Hamas được tài trợ vũ khí bởi Iran và một số quốc gia Vùng Vịnh.
Thu thuế, đầu tư và buôn lậu
Theo ông Levitt, khả năng kiếm tiền từ các hoạt động ở Dải Gaza của Hamas đã gia tăng đáng kể trong vài năm trở lại đây. Lực lượng này kiểm soát "bất kỳ thứ gì vượt qua biên giới của họ" và đánh thuế chúng.
"Hamas đánh thuế mọi thứ, từ những đường hầm dùng để buôn lậu hàng từ Ai Cập, cho tới khoản tiền dùng để trả lương cho nhân viên chính quyền Gaza", ông Levitt nói.
Tiền thuế đã trở thành nguồn thu lớn nhất trong thời gian gần đây của Hamas, vượt qua cả số tiền hỗ trợ từ Iran. Vào năm 2021, Hamas kiếm được khoảng 12 triệu USD mỗi tháng từ hàng hóa của Ai Cập nhập khẩu vào Gaza. Lực lượng này sau đó dùng tiền thuế để đầu tư vào các dự án bất động sản và khai thác mỏ ở Trung Đông và châu Phi.
Rửa tiền và tiền ảo
Để lưu thông dòng tiền của mình, Hamas chủ yếu dựa vào các hoạt động rửa tiền thương mại và giao dịch tiền kỹ thuật số. Phương án này giúp cho các hoạt động của Hamas khó bị theo dõi và không bị nghi ngờ. "So với 100 USD, số lương thực cùng giá trị có thể tiến vào Dải Gaza mà ít bị để ý hơn", ông Levitt cho biết.
Sau khi Hamas bất ngờ tấn công Israel vào ngày 7/10, chính phủ Mỹ đã cam kết viện trợ nhân đạo 100 triệu USD cho người dân Palestine. Tuy vậy, tờ Wall Street Journal cho rằng phần lớn số tiền này sẽ rơi vào tay Hamas, do tổ chức này kiểm soát tất cả hoạt động ở Dải Gaza.
"Rất khó kiểm soát dòng tiền viện trợ nhân đạo, Hamas có thể sử dụng chúng cho mục đích quân sự thay vì cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân", ông Alex Zerden, cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ nói.