Nhiều năm gần đây,ôngnênlạmdụngđánhgiáđịnhkỳlich thi dau laliga đánh giá định kì trở nên phổ dụng, như một “công cụ” giám sát chất lượng. Điều này rất khác với trước đây chỉ có đến lớp cuối cấp mới làm một bài kiểm tra của phòng/ sở. Bây giờ, học sinh lớp 1, 2 đã phải làm bài kiểm tra học kì theo “đề của phòng”. Việc này gần như phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Những người đồng nghiệp lớn tuổi kể rằng những lần thi ấy “trung thực” lắm, giống như kì thi đại học. Kết quả cho thấy ngay chất lượng từng trường, xếp hạng cao thấp rõ ràng, chứ để các giáo viên tự đánh giá thì “chẳng biết đằng nào mà lần”. Thứ nhất chất lượng giáo dục không được đại diện bởi “thành tích”. Có lần tôi được đến thăm một trường THCS, cũng giống như ngôi trường cấp 2 tôi từng học, đây là trường đứng đầu một huyện trong các thành tích học tập. Nhưng khi tôi đề cập đến: Phòng thí nghiệm, Sân chơi. Nhà thi đấu, Phòng nghệ thuật, Phòng máy tính...thì chẳng ai chỉ ra.Thế nhưng ưu điểm ấy không thể là lí do để chúng ta có phần “lạm dụng” hình thức đánh giá này. Trường vẫn như 25 năm khi tôi đi học, chỉ có học toán, học văn, … chay. Khi tôi nói chuyện với giáo viên, nhiều người vẫn chưa tin rằng “những thứ vật chất kia là cần thiết để những đứa trẻ 13 – 14 tuổi khám phá, học và bắt đầu tập tành nghiên cứu”. Nhưng khi tôi ra khỏi phòng nói chuyện, có vài giáo viên lớn tuổi nắm tay tôi, họ nói, “mình thấm lắm Thơ ạ, thấm rằng tư duy giỏi như chúng mình đang nghĩ là lạc hậu, chỉ cần so với những lứa học trò của mình, học giỏi lắm, nhưng thiếu nhiều thứ lắm, sau này không phát huy được, và phần lỗi đấy thuộc về bọn mình, về nhà trường”. | Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Thứ hai, dùng kết quả thi định kì – một đánh giá ngoài nhà trường để đo lường chất lượng khiến giáo viên thiếu tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc dạy của mình. Giáo viên và học sinh bị chạy theo “kiểu đề” mà quên đi “việc hàng ngày” của mình. Hôm trước có cô giáo bình luận trên bài viết của tôi: “Bây giờ giáo viên vào dạy, thường bắt đầu “thi thế nào, bài nào hay thi vào, …”, thế là nghiễm nhiên chỉ tập trung vào dạy/ học cái đó. Và tất nhiên, cái gì luyện nhiều thì sẽ quen, thì kết quả sẽ tốt. Điều đó dẫn đến, kết quả định kì thiếu đi sự tin cậy (đáng lẽ là thế mạnh của một kì thi khách quan). Ngay cả những học sinh có kết quả cao, chúng ta giờ đây cũng nghi ngờ, vì em được luyện nên không có tư duy, điểm thì cao mà năng lực không cao là như vậy. Giáo viên không còn thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Dạy những gì quan trọng, những gì cần cho thi thì làm gì còn tâm trí cho thể hiện tốt phương pháp, làm gì công bằng cho các môn, các nội dung khác. Học sinh không học thực sự, mà chỉ họ những gì được “giới hạn để thi”. Thứ ba, để có một kì đánh giá với diện rộng hàng nghìn học sinh tham gia thì phải có một ngân hàng đề tốt. Ngân hàng đề không phải là một kho đề. Việc này đòi hỏi các câu hỏi được định cỡ, được đánh giá có đạt yêu cầu hay không. Cho nên tạo ra nó không phải chỉ bởi những bộ óc của “chuyên gia, giáo viên giỏi”, mà còn ở tính phù hợp với thực tiễn. Chúng ta không làm được, không đầu tư để làm được “ngân hàng đề” thì đừng mong “đề thi đánh giá định kì” đó chất lượng như trong “lí thuyết” đã nêu ra. Thứ tư, đánh giá là một khâu của quá trình giáo dục khó và không nên tách rời. Thông tin nó mang lại sẽ phản hồi quá trình giáo dục, để các chủ thể của nó sẽ tự điều chỉnh để hướng tới đạt mục tiêu đề ra. Thế nên dùng đánh giá định kì mà không chỉ ra được những thông tin phản hồi mà chỉ dùng kết quả để xếp hạng, thì chẳng bao giờ thay đổi được chất lượng giáo dục. Điều này đã cho thấy hậu quả, khi chúng ta biết dùng đánh giá định kì cả gần 20 năm, thành tích của các kì đánh giá trên diện rộng quy mô quốc tế (chẳng hạn như PISA) của chúng ta cao nhưng thực sự những ngôi trường mà chúng ta theo học thời thanh xuân vẫn chẳng mấy thay đổi, … Trong bữa tối con gái thứ 2 của tôi nói tuần sau con thi môn chính. Chị cháu nói: "Làm gì có môn chính, môn phụ, em không được nói như thế.”; “Thế thì em phải nói là gì?”; “Em phải nói là: môn nhiều tiết, môn thi theo đề của phòng chẳng hạn..." Những đứa trẻ tiểu học đã biết về việc học, đã học như thế, tôi sẽ mong chờ gì ở tương lai? Chu Cẩm Thơ (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) Sắp có hướng dẫn đánh giá học sinh lớp 1 theo chương trình phổ thông mới- Bộ GD-ĐT cho biết hiện đang tiến hành xây dựng hướng dẫn đánh giá học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. |