Nhà văn Trương Văn Dân và nhà văn Itala Pucillo Elena Pucillo là đôi vợ chồng Việt - Italia. Sau đám cưới,ồngViệtbaytừSàiGònsangÝvớivợgiữadịtỷ số alanyaspor bà Elena đã chuyển đến Sài Gòn sống cùng chồng.
Tháng 12/2019, vợ chồng họ về quê bà Elena ở Milan để ra mắt một cuốn sách. Sau đó, ông Dân một mình về Sài Gòn tiếp tục công việc. Còn bà Alena ở lại chơi thêm với gia đình và các cháu.
Giữa tháng 2, bà Alena đặt vé máy bay để sang Việt Nam đoàn tụ với chồng thì không được, vì dịch bệnh Covid-19 đã bắt đầu bùng phát ở Ý. Sau đó, bà viết một lá thư gửi cho chồng để nói về tình hình dịch bệnh ở quê hương.
Đọc lá thư của vợ, nhà văn Trương Văn Dân lập tức đặt vé máy bay sang Milan với vợ. ‘Trước đây, cô ấy đã rời quê sang Việt Nam sống cùng tôi. Bây giờ, tôi muốn cùng cô ấy chống chọi với dịch bệnh’, ông Dân nói.
Nhà văn Trương Văn Dân cho biết, nơi ông và vợ đang ở cách tâm dịch của Ý 30km. Hiện sức khỏe của hai vợ chồng ông ổn. Ảnh: NVCC. |
Ngày 15/3, chuyến bay của ông bắt đầu khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Milan (Ý). Sau 33 giờ bay, ông cũng được đoàn tụ cùng vợ sau gần một tháng xa cách.
VietNamNet xin trích lại lá thư bà Alena viết cho chồng bằng tiếng Ý, nhà văn Trương Văn Dân chuyển ngữ.
Cuộc chạy đua với thời gian
(Nguyên tác tiếng Ý: Correre contro il tempo)
Điều duy nhất mà tôi có thể nghĩ là mình đang ở trong một tình huống rất vô lý. Mới đầu là cảm giác tuyệt vọng, nhưng càng về sau thì cảm giác ấy đã biến thành sự cam chịu và bất lực.
Đã nhiều giờ tôi ngồi ngắm hai chiếc va-li đã được chuẩn bị sẵn sàng, vì cho đến phút chót tôi đã cố thu xếp mọi việc để có thể khởi hành.
Đây không phải là lần đầu tiên có những sự việc chia cách chúng tôi, và bằng cách này hay cách khác chúng tôi đều tìm được cách giải quyết. Nhưng lần này thì giống như cuộc chiến chống lại cối xay gió, chống lại một cái gì không có hình thù cố định. Không có gì rõ ràng về virus Corona đang gây ra rất nhiều vấn đề: Nó hét lên cho chúng ta biết rằng con người chỉ là những vi sinh vật trong thế giới và hiện có một cái gì đó mạnh hơn, đang quyết liệt phản công.
Một con virus bé tí nhưng đang chế ngự nỗi sợ của chúng ta. Nó làm ta kinh hoàng. Nó hạn chế tự do và sự đi lại của chúng ta. Nó làm chúng ta bị xa lánh. Nó bắt chúng ta tự nhốt mình trong nhà, tự cô lập giữa bốn bức tường, ngao ngán nhìn qua màn hình một nhóm người đang điên cuồng vơ vét thức ăn trong siêu thị như thể đang chuẩn bị cho ngày tận thế!
Chỉ cần khởi hành vài giờ trước là tất cả mọi việc sẽ như bình thường. Thế nhưng nỗi sợ lây nhiễm, những tin tức và lời lẽ đe dọa càng lúc càng tăng, lặp đi lặp lại nhiều lần, đã làm tình hình thêm căng thẳng, gần như đến giới hạn của thực tế. Thế là trong cái năm mới mà ai cũng tưởng là sẽ có nhiều mục tiêu cho an lành và phát triển bỗng được lịch sử nhắc đến như một năm của bệnh dịch thời hiện đại, và trong một mức độ nào đó còn lươn lẹo hơn trong quá khứ, không thể nhìn thấy, không thể kiểm soát, mang lại nhiều hệ quả thảm khốc trong quan hệ giữa người, trên niềm hy vọng về một cuộc sống bình thường.
Và tất cả những điều này tôi đã tiếp tục nghe trong từng ngày, về những cuộc phỏng vấn, nhận định của các giáo sư về bệnh truyền nhiễm và các nhà kinh tế. Nhưng dường như những diễn ngôn của họ chỉ làm cho mọi người càng thêm hoảng loạn và lo âu. Khi giới truyền thông nhận ra mình đã gây ra sự sợ hãi cho dân chúng thì mới bắt đầu hạ giọng.
Hai vợ chồng nhà văn chụp hình kỷ niệm trong một lần đến Ý. Ảnh: NVCC. |
Thế là chính quyền mới tìm mọi cách, qua báo chí và nhất là trên ti-vi giải thích hiện trạng với mức độ vừa phải để trấn an mọi người. Nhưng cũng giống như người ta đóng cửa chuồng khi tất cả đàn bò đã thoát ra ngoài. Dân chúng hoảng loạn và kinh hoàng nên ai nấy đều chạy nhanh đến siêu thị và nhà thuốc tây để vơ vét thức ăn, đồ hộp, nước uống hay thuốc men. Ai cũng bảo nhau là cần phải mang khẩu trang nhưng không ai tìm thấy hay mua được.
Ở trung tâm thành phố Milan, trước những cửa tiệm thời trang cao cấp vào mùa này luôn có nhiều người đến từ mọi nơi trên thế giới xếp hàng dài chờ mua hàng giảm giá giờ chỉ còn là kỷ niệm. Tất cả những viện bảo tàng, trung tâm văn hóa, quán cà phê, nhà thờ, các tượng đài hay di tích tuyệt đẹp của các thành phố Ý... đều phải đóng cửa để tránh lây nhiễm.
Ở những quảng trường tại Venezia, một thời đông nghịt du khách, nhan nhản những chiếc mặt nạ hay trang phục độc đáo trong mùa lễ hóa trang 'Carnevale' giờ vắng như sa mạc, hàng quán đều đóng cửa mà không biết bao giờ mới được mở lại.
Sự sợ hãi làm thay đổi thói quen, hạn chế những cuộc gặp và người quen không còn ôm để chào nhau nữa.
Mọi người tìm sự an ủi qua những liên kết trên internet và web-cam, dù biết đó chỉ là ảnh ảo.
Trong cái không khí bất an này các tin tức bi quan liên tục được chuyển tải. Tất cả tin xấu được biến thành những con số: số người bị lây nhiễm, số người bệnh, số người chết… sau đó là tên các nước bị nhiễm và lệnh cấm bay của các hãng hàng không.
Một tuần lễ trước người Ý lo sợ bị lây nhiễm từ phương Đông thế nhưng chỉ vài hôm sau là tình hình đã đảo ngược: phương Tây đã trở thành ổ dịch.
Và nước nào bị lây nhiễm thì bỗng trở thành một nước bị cáo buộc, như thể đó chính là kẻ phạm tội!
Dưới góc nhìn vô lý đó nên bây giờ chúng tôi bị phân biệt, bị xa lánh, bị chế giễu hay bị cầm tù trong một đất nước đang run rẩy. Thế giới như bỏ mặc chúng tôi trong hoảng loạn. Một cô bạn (*) ấm ức gọi tôi qua điện thoại: 'Khi tất cả trôi qua chúng mình cần phải nhớ những ngày đau thương này, về sự ngông cuồng của những kẻ vui đùa vô ý thức và không tôn trọng bất kỳ ai. Hãy nhớ tất cả những điều này, chờ đến khi nào họ gặp phải cảnh ngộ tương tự, sợ hãi kinh hoàng trước cái chết cận kề, đến và gõ cửa nhà ta để kêu cứu!'.
Tôi thì không bao giờ mong sự bất hạnh đến cho ai, nhưng vẫn thấy lòng mình cay đắng!
Tôi chăm chăm nhìn vào chiếc va-li mà không dám mở ra, trong đó có nhiều quà tặng cho bạn bè và người thân, cảm giác như thể mình là kẻ phạm tội, bị khước từ và bị cô lập, rồi buồn bã nghĩ là nếu chẳng có gì xảy ra thì giờ này tôi đã ở một nơi khác của địa cầu để tiếp tục cuộc sống với chồng mình và bên cạnh những người bạn thân yêu.
Giữa thành phố Sài Gòn xa xôi nhưng thân thiện đó, tôi như được ngụp lặn giữa vòng tay yêu thương của mọi người chứ không hề bị phân biệt, vì các bạn tôi ai nấy đều yêu văn học và đều có những ước mơ đơn giản về một đời sống bình thường.
Thật buồn vì những nỗ lực khó nhọc mà tôi đã làm đều như vô ích!
Tôi vẫn không thể khởi hành dù đã làm mọi thứ, kể cả đổi ngày để về trước 10 ngày theo dự tính, đã chiến đấu không mệt mỏi chống lại những chiếc cối xay gió, to lớn và ma mị hơn những cái mà Don Chisciotte đã gặp trước đây, nhằm chống lại những quyết định liên quan đến nhiều nước trên thế giới.
Trong đời tôi đã từng xảy ra nhiều lần phải chiến đấu để có thể được sống bên cạnh chồng nên sớm hay muộn gì chúng tôi cũng sẽ vượt qua được hoàn cảnh khó khăn này. Chắc chắn chúng tôi sẽ làm được vì sẽ không ai có thể tước mất ước muốn và niềm vui của tôi để được sống bên cạnh người đàn ông duy nhất của đời mình và được sum họp với những người bạn thân yêu ở bên kia trái đất, và chắc chắn là giờ này họ cũng đang đợi tôi về Việt Nam với nhiều tình thương cùng với một vòng tay ôm mạnh.
Rồi phút giây tuyệt vọng này cũng sẽ trôi qua, tôi quyết định mở va-li, nhưng chỉ mở một phần. Ngay khi vừa có thể, tôi sẽ lấy chuyến bay đầu tiên hay chờ chồng tôi trở về, vì có một điều duy nhất mà tôi không bao giờ đánh mất, đó là niềm hy vọng rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn.
Milan, 1.3.2020
(*) Cô bạn muốn nhắc về chuyện đài truyền hình Canal + của Pháp làm một video Pizza corona để chế diễu nước Ý, gây nên một làn sóng phẫn nộ. Sau đài này phải công khai xin lỗi và gỡ bỏ video. Hơn một tuần lễ sau thì nước Pháp cũng điêu đứng vì dịch bệnh! (Chú thích của người dịch).
Gọi là chú nhưng Minh Anh lại bị hớp hồn khi nghe người đàn ông Nhật đeo khẩu trang, trao đổi công việc với nhân viên.