Việc bảo trì đường ống dẫn trực tiếp khí đốt từ Nga sang Đức đã bắt đầu vào ngày 11/7,ĐiềugìxảyranếunguồncungkhíđốtcủaNgachoĐứcngưnghoạtđộlich bóng đá ngoại hạng nhưng Berlin cáo buộc Moscow đang sử dụng khí đốt để gây áp lực chính trị lên phương Tây. Chính phủ Nga đã bác bỏ cáo buộc này.
Dưới đây là một số rủi ro nếu thời gian ngưng hoạt động của đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 kéo dài hoặc đường ống mở lại với lưu lượng bị cắt giảm, theo Reuters.
Dòng chảy phương Bắc 1 đóng vai trò thiết yếu
Đây là tuyến đường đơn lẻ lớn nhất cho khí đốt của Nga vào Đức, mang đến 55 tỷ mét khối mỗi năm. Đức đã tiêu thụ 100 tỷ mét khối vào năm ngoái. Các tuyến vận chuyển khí đốt của Nga qua Ba Lan đã ngưng hoạt động trong năm nay, trong khi việc trung chuyển qua Ukraine đã bị hạn chế do xung đột.
Một nửa số hộ gia đình ở Đức phụ thuộc vào hệ thống sưởi bằng khí đốt, đặc biệt từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm và việc không mở lại Dòng chảy phương Bắc 1 sẽ phá hủy các kế hoạch lấp đầy kho khí đốt dưới lòng đất trước mùa đông. Về lý thuyết, các kho dự trữ của Đức có thể đáp ứng nhu cầu quốc gia trong 2 - 2,5 tháng nhưng chúng chỉ đầy 64,6% so với mục tiêu là 80% vào ngày 1/10.
Trong khi đó, thị trường của các nguồn cung khí đốt thay thế rất hạn chế trên toàn thế giới và giá bán đã tăng vọt kể từ năm ngoái khi nhu cầu phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Nếu Đức kích hoạt giai đoạn khẩn cấp của kế hoạch leo thang 3 giai đoạn, cơ quan quản lý mạng lưới Bundesnetzagentur sẽ được giao nhiệm vụ đảm bảo việc phân phối khí đốt một cách công bằng. Theo quy định, giai đoạn này sẽ bắt đầu khi nhu cầu khí đốt đặc biệt cao hoặc nguồn cung bị gián đoạn đáng kể, ví dụ như trong trường hợp đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 vẫn ngưng hoạt động.
Đức đã bước vào giai đoạn 2 của kế hoạch kể từ ngày 23/6, sau khi Nga cho công suất của Dòng chảy phương Bắc 1 giảm xuống còn 40%.
Các ngành chịu rủi ro nhiều nhất
Các nhà sản xuất hóa chất, thép, thủy tinh và giấy là những đối tượng tiêu thụ khí đốt công nghiệp hàng đầu ở Đức, nhưng ảnh hưởng sẽ lan rộng tới tận lĩnh vực sản xuất thực phẩm và đồ sứ.
Ngành công nghiệp nhôm, với doanh thu 22 tỷ Euro và 60.000 nhân viên, phụ thuộc vào khí đốt để nung chảy và tái chế. Khí đốt cũng rất quan trọng đối với ngành công nghiệp giấy, lĩnh vực đem lại doanh thu 15,5 tỷ Euro và việc làm cho khoảng 40.000 lao động. Các doanh nghiệp trong ngành tuyên bố giấy và bìa cứng rất quan trọng đối với thực phẩm, thuốc men và các sản phẩm vệ sinh.
Cách ứng phó của các công ty
Reuters dẫn một nguồn tin chính trị tiết lộ, nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất Đức Uniper đã yêu cầu chính phủ cứu trợ tới 9 tỷ Euro. Các công ty tiện ích khác có thể cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự.
Nhà sản xuất thép hàng đầu Thyssenkrupp đang lên kế hoạch ứng phó sự gián đoạn nguồn cung năng lượng, vì việc sử dụng dầu mỏ hoặc than đá thay thế khí đốt là không thể. Nếu một số nhu cầu phân bổ tối thiểu không được đáp ứng, các nhà máy của Thyssenkrupp có thể phải đóng cửa hoặc đối mặt hư hỏng kỹ thuật đối với vật liệu.
Tập đoàn nhôm Deutschland cảnh báo, việc cắt nguồn cung khí đốt cho các nhà máy nhôm, dù chỉ 30% cũng đồng nghĩa một nửa trong số các cơ sở này sẽ phải tạm đóng cửa. Những công ty trong ngành dễ bị ảnh hưởng là Hydro Aluminium, Speira và Trimet.
Đại gia hóa chất BASF cần duy trì nguồn cung cấp khí đốt đáp ứng khoảng 50% nhu cầu tối đa và việc ngừng các dòng chảy nhiên liệu từ Nga sẽ buộc họ phải kích hoạt một kế hoạch khẩn cấp toàn công ty.
Các rủi ro về kinh tế, chính trị - xã hội
Trong dự đoán tồi tệ nhất cho đến nay, tập đoàn công nghiệp VBW của vùng Bavaria tiên lượng, Đức có thể mất 12,7% hoạt động kinh tế trong nửa cuối năm 2022, nếu Nga ngưng hoàn toàn các nguồn cung khí đốt cho nước này.
Xung đột xã hội về khí đốt có thể tạo lợi thế cho những người theo chủ nghĩa dân túy ở phe cực hữu và cực tả, tiềm ẩn nguy cơ làm xói mòn các cuộc thảo luận "hợp tình, hợp lý" về cách thức phát triển đất nước.
Berlin đã thông qua luật để mở các giải pháp nhằm chuyển trực tiếp giá cao ngất ngưởng hoặc tìm cách phân phối các đợt tăng giá đến người dùng.
Tuấn Anh
(责任编辑:World Cup)