- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng,ụGSThànhtrượthiệutrưởngCầnsửangayLuậtGiáodụcĐạihọket qua nice Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD- ĐT) khẳng định cần sửa ngay Luật Giáo dục Đại học sau trường hợp giáo sư Trương Nguyện Thành về Mỹ do không đủ chuẩn làm hiệu trưởng ở Việt Nam.
Thưa bà, câu chuyện giáo sư Trương Nguyện Thành không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng ĐH Hoa Sen nên trở lại Mỹ làm việc. Dư luận cho rằng chưa được xử lý một cách linh hoạt dẫn đến sự ra đi của một trí thức tài năng. Quan điểm của Bộ GD-ĐT như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Trước hết, chúng ta cũng phải thống nhất về quan điểm: hiệu trưởng và giáo sư (GS) là 2 chức danh rất khác nhau, vì vậy, tiêu chuẩn cũng khác nhau.
Tôi không muốn nói đến 1 trường hợp cụ thể, nhưng nếu có 1 GS giỏi nào đó mà không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng cũng không phải vấn đề gây ngạc nhiên hoặc tranh cãi, bởi vì tiêu chuẩn khác nhau.
TS Nguyễn Thị Kim Phụng |
Trên thực tế, có nhiều GS tích lũy kinh nghiệm quản lý và trở thành hiệu trưởng, nhưng rất nhiều GS không bao giờ trở thành hiệu trưởng. Cũng không vì trường hợp đặc biệt của GS Thành để nói rằng chính sách thu hút nhân tài của nhà nước là không thành công, bởi vì hiện nay nhà nước và các cơ sở đang mở rộng cửa để chào đón đội ngũ tri thức này và quá trình hợp tác vẫn vẫn rất hiệu quả.
Những điểm ngẽn, rào cản, nút thắt vẫn được các cơ quan có thẩm quyền khai thông trên cơ sở tôn trọng pháp luật và cùng xây dựng cơ chế hợp tác hiệu quả. Vì vậy chúng ta cũng nên nhìn trên bình diện rộng hơn là đội ngũ trí thức Việt kiều vẫn ngày càng đóng góp to lớn cho đất nước.
Trường hợp của GS Thành, chúng ta cũng đã biết lý do, quy định của Luật hiện hành là như vậy và khi Luật hiện hành đang có hiệu lực thì các tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng biết, luật pháp cũng có tính lịch sử, có quy định phù hợp với giai đoạn này nhưng lại không phù hợp với giai đoạn khác, vì vậy sau một giai đoạn các quy định của luật cũng thường được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; tiêu chuẩn hiệu trưởng cũng đang là một quy định như vậy.
Bản thân tôi cũng đồng ý với ý kiến các bên chưa xử lý vấn đề này một cách linh hoạt. Nếu Trường ĐH Hoa Sen và ứng viên hiệu trưởng thực sự quyết tâm cao thì vẫn có thể có cách giải quyết là vẫn đạt được sự hợp tác, vẫn đúng luật và không nhất thiết phải bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng, ngay thời điểm điều đó còn đang trái với luật, hoặc đến mức phải chấm dứt hợp tác.
Ví dụ, có thể bổ nhiệm với chức danh là Phó Hiệu trưởng phụ trách để chờ tới lúc Luật thay đổi phù hợp thì có thể bổ nhiệm hiệu trưởng. Với lộ trình sửa Luật Giáo dục Đại học hiện nay, nếu được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm nay, thì GS Thành có thể chỉ phải đợi 1 năm, tới 2019 là Luật Giáo dục Đại học sửa đổi bổ sung đã có hiệu lực.
Ngoài quy định chung, liệu có nên xem xét riêng cho những trường hợp đặc biệt để tránh bỏ sót người tài, được tín nhiệm và cũng có kinh nghiệm quản lý nhưng vẫn còn những điểm chưa đủ "khớp" hết với quy định chung?
Ở thời điểm năm 2012, Luật Giáo dục Đại học quy định về điều kiện tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm là quy định mang tính định lượng rõ ràng về điều kiện này nhưng chính nó bó hẹp nguồn ứng viên hiệu trưởng. Những quy định như vậy là một trong các lý do cần phải sửa đổi bổ sung ngay Luật Giáo dục Đại học.
Hiện nay, thẩm quyền công nhận hiệu trưởng của các trường đại học tư thục thuộc chủ tịchUBND cấp tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, khi Luật đang có hiệu lực thì từ Bộ GD-ĐT đến các cá nhân, tổ chức đều phải tuân thủ, thực thi.
Hiện nay,Ban soạn thảo đang khẩn trương thực hiện các quy trình để trình Dự thảo Luật ra trước Quốc hội theo đúng tiến độ, nhằm tháo gỡ ngay những "điểm nghẽn, nút thắt" nhất của Luật hiện hành như đã xảy ra trên thực tế.
Có ý kiến cho rằng quy định 5 năm quản lý cấp khoa/phòng chỉ nên áp dụng với trường công. Nếu áp với trường tư sẽ đi ngược lại xu thế tư chủ đại học, nhất là ở các trường tư thục hoàn toàn hoạt động bằng vốn của cổ đông như ĐH Hoa Sen?
Tôi đồng ý quy định về tiêu chuẩn hiệu trưởng cần chỉnh sửa cho phù hợp hơn trong giai đoạn sắp tới. Nhưng cũng không hẳn đồng ý về việc phân biệt công tư đối với chất lượng nói chung và chuẩn hiệu trưởng nói riêng.
Khác với quản trị, quản lý nói chung, quản lý của một trường đại học công cũng như tư, có nghĩa là quản lý tạo ra môi trường học thuật, học tập nghiên cứu để các GS, các trí thức, học viên nghiên cứu sinh, học viên làm việc hiệu quả nhất. Vì vậy không cần thiết phải phân biệt trường công, trường tư. Tất cả hiệu trưởng đều phải đảm bảo tính chuyên nghiệp trong quản lý giáo dục đại học và vì vậy tiêu chuẩn này cũng là cần thiết để áp dụng chung cho cả hệ thống.Thực tế hiện nay không phân biệt các chuẩn chất lượng giữa ĐH công và tư thục, có khác nhau chỉ là khác về quy trình, thẩm định.
Tại sao hiệu trưởng cần có kinh nghiệm quản lý?
Từ thực tế hiện nay, nên tiếp cận tiêu chuẩn này theo hướng có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học nói chung chứ không nhất thiết phải là “kinh nghiệm quản lý trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam” như một số thông tin đã đưa.
Bởi vì, khác với quản trị, quản lý nói chung, đặc thù công việc quản lý của hiệu trưởng trường đại học là quản lý và tạo môi trường làm việc mang tính học thuật cho các nhàkhoa học là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh trong đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.
Vì vậy, kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học là một trong các điều kiện cần, nhưng không phải là điều kiện duy nhất hay điều kiện đủ.
Trước khi làm hiệu trưởng, hầu hết các nước, các trường đều có quy định có kinh nghiệm về quản lý giáo dục đại học. Chúng tôi cho rằng, trong điều kiện tự chủ đại học, các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu cần áp dụng thống nhất để tạo mặt bằng chất lượng chung trong toàn hệ thống.
Thời gian 5 năm để tích lũy kinh nghiệm quản lý mới được làm hiệu trưởng, theo bà có hợp lý và hiệu quả không?
Thực sự, chọn 1 con số cũng chỉ mang tính ước lệ. Rất khó để giải thích rằng 5 năm là phù hợp mà 4 năm lại không phù hợp.
Tuy nhiên Luật hiện hành chọn 5 năm vì đó là 1 nhiệm kỳ quản lý.
Thời gian không phải điều kiện duy nhất, cũng không phải là thước đo duy nhất với kinh nghiệm. Có người tích lũy kinh nghiệm nhanh, có người lâu hơn. Vì vậy, yếu tố thời gian phải kết hợp với các yếu tố khác nữa.
Qua chuyện GS Thành, dường như quy định hiệu trưởng không còn phù hợp với thực tế? Bộ đang sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục Đại học, quy định này được rà soát, sửa đổi, bổ sung thế nào, thưa bà?
Quy định chuẩn hiệu trưởng trước hết để tạo ra mặt bằng chất lượng chung đối với chức danh quan trọng này và chuẩn đó là căn cứ để lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng đạt chuẩn hiệu trưởng trước khi bổ nhiệm và đó cũng là căn cứ để lựa chọn hiệu trưởng tốt nhất trong các ứng viên đạt chuẩn.
Xét đến cùng thì chúng tôi cho rằng, đó là điều kiện để tạo ra tính chuyên nghiệp hóa trong công tác quản lý, quản trị đại học, để đạt được chất lượng, hiệu quả cao nhất. Những chuẩn này đến giai đoạn mới cần phải sửa đổi cho phù hợp hơn.
Hiện nay, Luật Giáo dục Đại học đang được sửa đổi theo hướng là mở rộng diện ứng viên hiệu trưởng để lựa chọn và kết hợp chuẩn có tính định lượng và chuẩn có tính định tính để đảm bảo mặt bằng chung, nhưng cũng đảm bảo quyền tự chủ cho các trường, thông qua trao quyền này cho Hội đồng trường hay Hội đồng quản trị để quyết định nhân sự hiệu trưởng.
Dự thảo hiện nay cũng đã bỏ thủ tục là hiệu trưởng trường ĐH tư thục thì phải được Chủ tịch UBND cấp tỉnh công nhận, mà trực tiếp là Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ĐH tư thục do Hội đồng quản trị trực tiếp quyết định. Tốt hơn ở chỗ mở rộng diện lựa chọn thì sẽ chọn được người tốt hơn và giảm thủ tục hành chính thì quyền tự chủ của nhà trường sẽ ở mức cao hơn.
Trong khối tư thục, gọi là đi thuê, hợp đồng hiệu trưởng, còn trong khối công lập cũng có thể là hợp đồng ở các trường tự chủ, hoặc Hội đồng trường quyết định và cơ quan có thẩm quyền công nhận. Khác nhau ở chỗ đó, nhưng chuẩn chất lượng không khác nhau. Hội đồng trường/hội đồng quản trị mới là người phải giải trình một cách thuyết phục với nhà trường, với cổ đông và các bên liên quan về sự lựa chọn hiệu trưởng của họ, vì sự phát triển của nhà trường.
Có ý kiến nói rằng Luật làm sao phải thu hút được hiền tài mới là Luật?
Hiền tài là nguyên khí quốc gia, đánh giá về hiền tài như thế nào cần đặt trên mặt bằng chung của cả hệ thống. Nếu không quy định mặt bằng chung thì lại phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người có thẩm quyền.
Chúng ta đã nói, luật hiện hành đang cần sửa đổi và đang được rà soát để sửa đổi bổ sung. Kỳ họp Quốc hội tới đây, Chính phủ đã trình dự luật ra Quốc hội. Quy định nào cũng có mặt trái và quan trọng là cơ quan quản lý phải có phương án phòng ngừa rủi ro các mặt trái của quy định này.
Ví dụ, với quy định thiên về định lượng, như ta nói là 5 năm cương vị quản lý cấp phòng chẳng hạn, định lượng này dễ hình dung, dễ áp dụng, tạo ra mặt bằng chung, nhưng cũng dễ bị coi là cứng nhắc, không linh hoạt trong những trường hợp cụ thể.
Và thông thường quy định định lượng tuổi thọ không cao, cần sửa đổi bổ sung nhanh hơn. Các quy định có tính chất định tính, cụ thể là trong Luật Giáo dục Đại học 2012 chỉ quy định năng lực quản lý, quản trị,… sẽ khiến các quy định đó dễ áp dụng trên thực tế, nhưng cũng dễ xảy ra khả năng bị vận dụng tùy tiện do phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người có thẩm quyền, không tạo ra mặt bằng chất lượng chung cho cả hệ thống.
Vì vậy, khi sửa luật, chúng tôi phải kết hợp cả tiêu chuẩn có tính định tính và có tính định lượng, để đảm bảo mặt bằng chung nhưng cũng tạo ra sự tự chủ cho người có thẩm quyền, để linh hoạt trong từng trường hợp nhất định.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ phê duyệt nhân sự do Hội đồng trường đề xuất. Nhân sự hiệu trưởng của trường công thì do Hội đồng trường quyết định và trình cơ quan có thẩm quyền công nhận. Nhân sự hiệu trưởng của trường tư thì do Hội đồng quản trị quyết định. Nội dung này trong dự thảo, theo bà có tác động như thế nào đến việc nâng cao năng lực quản trị đại học nói riêng, đẩy mạnh tự chủ đại học nói chung?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Quy định này chúng tôi cho rằng sẽ nâng cao năng lực quản trị giáo dục đại học thông qua quy định về thành phần, quy định về trách nhiệm của Hội đồng trường và Hội đồng quản trị.
Những thiết chế này được tự chủ quyết định về định hướng phát triển của nhà trường, qua đó trao quyền tự chủ cho nhà trường, tiến tới cơ chế giảm dần và xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản để thực hiện chủ trương tự chủ đại học ngày càng sâu rộng hơn.
Hội đồng trường sẽ thực sự là cơ quan quyền lực hướng tới mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ cộng đồng tốt hơn. Khi phân định quyền hạn như vậy sẽ giúp cho cơ quan quản lý nhà nước làm việc 1 cách chuyên nghiệp hơn.
Tức là tập trung vào chức năng chính là xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện, đề ra các chiến lược phát triển hệ thống, quy định các chuẩn chất lượng, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Như vậy các vai sẽ đúng hơn.
Hoàng Thanh (Ghi)