Tấm băng rôn đề dòng chữ ‘Tuyên dương học sinh có hành động đẹp,ễchàocờđặcbiệtcủatrườngGiaThụnhận định liverpool vs việc làm tốt nhặt được của rơi, trả người đánh mất’ được căng lên giữa sân khấu sân trường. Nội dung chính trong lễ chào cờ ngày 16/12 của thầy trò nhà trường là tuyên dương, khen thưởng 2 em học sinh Đỗ Hồng Ngọc và Trần Thị Minh Thư (học sinh lớp 6A3).
Hồng Ngọc và Minh Thư mới có một hành động đáng khen khi trả lại chiếc ví cho người đánh rơi. Sự việc xảy ra vào khoảng 7h sáng ngày 10/12 ở khu vực phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Hà Nội. Hai em Đỗ Hồng Ngọc và Trần Thị Minh Thư đang trên đường đến trường thì thấy một người đi xe máy đánh rơi ví. Ngọc và Thư chạy đến nhặt ví, định đuổi theo trả lại nhưng không kịp. Ngọc chia sẻ: ‘Chúng em nhặt lên thì thấy chiếc ví rất dày, đoán là bên trong có nhiều tiền nhưng bọn em cũng không đếm. Vì sát giờ vào lớp nên bọn em mang sang đồn công an ở ngay đối diện trường để giao nộp’. Tại Công an phường Gia Thụy, chiến sĩ công an trực ban đã tiếp nhận chiếc ví từ 2 em và kiểm tra thấy có số tiền 20 triệu đồng cùng rất nhiều giấy tờ quan trọng của người đánh rơi. Ông Nguyễn Quang Hải - Trưởng Công an phường Gia Thụy cho biết: ‘Sau khi xác minh, chúng tôi phát hiện người đánh rơi ví đang sinh sống ở địa bàn phường nên đã mời lên làm việc ngay trong ngày’. ‘Ngoài số tiền không nhỏ, trong ví còn có giấy tờ quân đội - một loại giấy tờ rất quan trọng với những người làm việc trong ngành. Vì thế, khi được mời lên nhận lại tài sản, anh Phạm Văn Tài (43 tuổi) - người đánh rơi ví tỏ ra rất phấn khởi và xin ngay tên tuổi và số điện thoại của cô giáo chủ nhiệm các em để gửi lời cảm ơn’.
Anh Tài kể lại: ‘Hôm đó tôi đang trên đường đưa con đi học. Trên đường đi, tôi có dừng lại mua đồ ăn cho con nên tiện tay để ví trong túi. Do trời lạnh, con trai tôi ngồi sau đút tay vào túi áo bố. Đến khi rút tay ra, cháu sơ ý làm chiếc ví rơi ra. Khi đi được một đoạn, có người nói tôi làm rơi đồ và có cháu học sinh nhặt được, lúc ấy tôi mới biết và quay lại nhưng không thấy các cháu đâu nữa. Tôi đoán là học sinh của Trường THCS Gia Thụy nhặt được nên có để lại số điện thoại cho bác bảo vệ, đề phòng các em báo lên’. Cùng ngày, anh Tài nhận được điện thoại của Công an phường Gia Thụy thông báo đang giữ tài sản của anh, mời anh lên nhận lại. Sau khi xác minh chính xác anh Tài là chủ tài sản, đại diện công an phường đã làm thủ tục bàn giao. Anh Tài cũng cho biết, ngày hôm đó anh mang trong người nhiều tiền mặt vì chuẩn bị về quê có việc gia đình. ‘Tôi rất xúc động trước sự trung thực của 2 cháu. Việc làm của các cháu cần được nêu gương và lan rộng’. Chia sẻ với VietNamNet, Hồng Ngọc và Minh Thư cũng cho biết, khi về nhà các em có kể chuyện với bố mẹ và cũng được bố mẹ khen ngợi, khuyến khích. Cô Trần Thị Huệ Chi – giáo viên chủ nhiệm lớp 6A3, người đầu tiên nhận được cuộc gọi từ phía anh Tài chia sẻ, các em đã làm đúng theo những gì được thầy cô dạy khi nhặt được của rơi. ‘Không kể đến số tiền lớn như vậy, ngay cả khi các em nhặt được 5-10 nghìn đồng trong lớp, tôi cũng luôn khuyến khích các em báo cho thầy cô để tìm lại bạn đã đánh rơi’. ‘Hai em Ngọc và Thư là 2 học sinh có ý thức tốt, học tốt trong lớp. Trong các hoạt động tập thể, các em cũng rất tích cực tham gia’ - cô Chi nhận xét.
Để biểu dương tấm gương của các em, Công an phường Gia Thụy đã tham mưu đề xuất với UBND phường và quận, đồng thời làm công văn gửi tới Phòng Giáo dục quận Long Biên đề nghị tuyên dương, khen thưởng cho 2 em. Phát biểu tại lễ tuyên dương, bà Nguyễn Thị Hồng Thanh - hiệu trưởng nhà trường gửi lời cảm ơn lãnh đạo các cấp đã động viên kịp thời, khích lệ, dành tình cảm cho học sinh và nhà trường. ‘Những lời động viên là món quà tinh thần quý giá, động viên chúng tôi trong công tác giảng dạy rèn đức, rèn tài cho học sinh. Chúng tôi mong những hành động tốt đẹp ngày càng được lan tỏa trong cuộc sống’. Lễ tuyên dương có mặt đại diện của Sở Giáo dục TP. Hà Nội, Phòng Giáo dục quận Long Biên, UBND phường Gia Thụy, Công an phường Gia Thụy và anh Phạm Văn Tài - chủ nhân chiếc ví. Chủ quán bún Hà Nội trả lại khách 100 triệu trong túi xách bỏ quênSố tiền gần 100 triệu đồng và chiếc điện thoại đắt tiền được anh chủ quán bún trao trả lại chủ nhân. |
Coca Cola và Pepsi Cola là một ví dụ kinh điển về cạnh tranh. Cũng như vậy, các hãng hàng không American Airlines và Delta Airlines cũng là những đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn đã có Coca Cola (Coke) thì bạn sẽ đánh giá Pepsi thấp hơn rất nhiều khi bạn cần giải quyết cơn khát; Coke không làm tăng thêm sức sống cho Pepsi. Giống như vậy, nếu bạn đã có vé máy bay của hãng Delta thì hãng American sẽ không còn nhiều ý nghĩa với bạn nữa.
Cách tiếp cận truyền thống xác định đối thủ cạnh tranh chính là các công ty khác trong ngành của bạn, những công ty làm ra các sản phẩm tương tự như sản phẩm của bạn về cả phương diện sản xuất lẫn kỹ thuật. Khi người ta càng ngày càng nghĩ nhiều hơn theo hướng tìm cách giải quyết các vấn đề của khách hàng, triển vọng của ngành cũng sẽ ngày càng trở nên ít liên quan hơn ở đây.
Khách hàng chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng, chứ không quan tâm đến việc công ty cung cấp cho họ các sản phẩm mà họ muốn là thuộc ngành này hay ngành khác.
Một cách đúng đắn để xác định đối thủ cạnh tranh là một lần nữa, hãy đặt mình vào địa vị khách hàng để tìm hiểu. Định nghĩa của chúng tôi có thể dẫn việc đặt câu hỏi: Khách hàng có thể mua những gì mà sẽ làm giảm giá trị sản phẩm của tôi đối với họ?
Khách hàng còn có những cách nào khác để thỏa mãn các nhu cầu của mình? Các câu hỏi đó sẽ dẫn đến một danh sách đối thủ cạnh tranh rất dài và đa dạng. Chẳng hạn, Intel và American Airlines suy cho cùng cũng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau khi dịch vụ hội đàm qua video được phát triển mạnh và dần thay thế cho các chuyến bay công tác.
Khi Microsoft và Citibank đều cố gắng giải quyết vấn đề về các giao dịch trong tương lai là tiền điện tử, thẻ thông minh, chuyển khoản trực tuyến hay một thử gì khác tương tự, họ có thể trở thành đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ xảy ra ngay cả khi họ đến từ các ngành khác nhau theo cách xác định truyền thống là ngành phần mềm và ngân hàng.
Các công ty điện thoại và truyền hình cáp cùng làm việc để giải quyết một vấn đề là khách hàng sẽ liên lạc với nhau và tiếp cận các thông tin như thế nào trong tương lai. Một lần nữa, các ngành là khác nhau, viễn thông và truyền hình cáp, nhưng thị trường thì ngày càng có xu hướng trở thành một thị trường chung.
Ngày nay, các ngân hàng ở châu Âu cũng bán các dịch vụ bảo hiểm, còn các công ty bảo hiểm ở châu Âu thì bán xe hơi được khấu trừ thuế. Đó không còn là ngành ngân hàng hay bảo hiểm riêng lẻ nữa, nó đã trở thành một thị trường chung cho các dịch vụ tài chính.
Cho đến nay chúng ta mới chỉ đặt mình vào vị trí của khách hàng để xác định xem ai là người bổ trợ và ai cạnh tranh với bạn trong việc thu hút khách hàng. Nhưng đó mới chỉ là một nửa của cuộc chơi.