Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC thuộc Cục An toàn thông tin,ạirộchiêulừađảogọiđiệnthôngbáongườidânnợcướcviễnthôchung ket cup c2 Bộ TT&TT cho biết, thời gian qua, cơ quan này vẫn thường xuyên nhận được các phản ánh của người dân về tin nhắn và cuộc gọi lừa đảo từ các số điện thoại lạ.
Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, trong 2 tuần cuối tháng 10/2024, các hệ thống kỹ thuật của đơn vị đã ghi nhận gần 9.700 phản ánh của người dùng Việt Nam về các trường hợp lừa đảo trực tuyến, trong đó có tới gần 9.300 phản ánh cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo gửi qua tổng đài 156/5656. Dưới đây là 2 chiêu lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong 7 ngày qua, theo đánh giá của VNCERT/CC:
Mạo danh nhân viên công ty điện lực để lừa chiếm đoạt tài sản
Theo Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, hiện nay, các đối tượng lừa đảo liên tục đưa ra nhiều chiêu trò dụ dỗ người dân, đặc biệt là thủ đoạn giả danh nhân viên công ty điện lực gọi điện cho người dân hỗ trợ liên kết ngân hàng vào ứng dụng để thanh toán tiền điện.
Cụ thể, các đối tượng gọi điện cho người dân và tự xưng là cán bộ của công ty điện lực, yêu cầu và hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng điện lực để thanh toán tiền điện. Người dân được yêu cầu bấm vào đường link do đối tượng cung cấp để tải ứng dụng, điền thông tin cá nhân và chuyển khoản tiền điện cho một mã QR lạ.
Sau khi làm theo hướng dẫn của đối tượng lừa đảo, người dân có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro như bị rò rỉ, lộ lọt thông tin cá nhân; bị chiếm quyền điều khiển thiết bị và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến nghị: Khi có nhu cầu liên kết tài khoản ngân hàng để thanh toán tiền điện, người dân cần tra cứu, tìm hiểu trước thông tin từ website chính thống của Điện lực Việt Nam tại địa chỉ evn.com.vn. Ngoài ra, người dân cũng cần cẩn trọng trước mọi thông tin khi chưa được xác thực và lưu ý bảo vệ thông tin cá nhân của mình để tránh những rủi ro không đáng có.
Gọi điện thông báo nợ tiền cước viễn thông để lừa đảo
Dù là một chiêu lừa không mới, tuy nhiên thời gian qua, nhiều thuê bao di động vẫn ‘sập bẫy’ lừa đảo của các đối tượng. Về thủ đoạn, đối tượng tự nhận là nhân viên nhà mạng để gọi điện thoại cho chủ thuê bao và thông báo họ “đang nợ tiền cước viễn thông của nhà mạng”, và yêu cầu người dân chuyển tiền nộp tiền cước còn thiếu.
Khi bị kẻ mạo danh nhân viên nhà mạng ‘đọc vanh vách’ thông tin cá nhân, với tâm lý lo lắng sẽ bị cắt dịch vụ, nhiều chủ thuê bao điện thoại đã không suy nghĩ kỹ và làm theo hướng dẫn, chuyển tiền vào tài khoản chúng cung cấp. Sau khi đã lấy được tiền, các đối tượng lừa đảo sẽ chặn liên lạc và xóa dấu vết.
Để tránh trở thành nạn nhân của hình thức lừa đảo qua điện thoại đang phổ biến này, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo người dân cẩn trọng khi chuyển khoản thanh toán các loại phí dịch vụ; đồng thời nâng cao cảnh giác trước các thông tin, thông báo do những người lạ cung cấp qua gọi điện, chat, tin nhắn hoặc email gửi đến điện thoại để phòng ngừa nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân.
Ngoài ra, người dân cũng được khuyến nghị lưu giữ lại tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi làm bằng chứng phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao điện thoại của mình để yêu cầu được hỗ trợ, xử lý khi gặp tình huống nghi ngờ lừa đảo. Người dân cũng cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự ‘0692348560’ của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.
Cục An toàn thông tin nhận định, tình trạng lừa đảo trực tuyến đang có xu hướng ngày càng gia tăng mạnh trên không gian mạng Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc nhiều người dân vẫn chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin cá nhân, thiếu kiến thức và chủ quan trước các mối đe dọa lừa đảo trực tuyến đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan, đơn vị trong cuộc chiến chống lừa đảo trực tuyến. |