Chiều 20/3,ệnNghiêncứuHánNômmấthơnsáchquýngười chơi ngoại hạng anh trên mạng xã hội loan tin Viện Nghiên cứu Hán Nôm tiếp tục bị mất hơn 100 sách quý. Thông tin tới báo chí, lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, đã yêu cầu Viện Nghiên cứu Hán Nôm tiếp tục kiểm kê, làm rõ thông tin mất sách.
Theo thông tin gửi báo chí của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, hồi giữa tháng 3, hội đồng kiểm kê báo cáo việc kho Sưu tầm bị thiếu 121 cuốn sách, gồm cả 11 cuốn thuộc danh sách báo mất năm ngoái. Ngoài ra, có 339 quyển đã vào số nhưng lẫn lộn ký hiệu, chưa xác định rõ có nằm trong 121 sách thiếu không. Nhóm kiểm kê cũng rà soát toàn bộ 17.712 sách trong kho và xác định có 877 quyển (5%) bị hư hỏng nặng.
Viện đang mời các chuyên gia tham gia đối chiếu sách bị lẫn ký hiệu với các sách thiếu để sàng lọc, đồng thời lập hội đồng đánh giá tình trạng hư hại nhằm tìm phương án xử lý.
Đây không phải lần đầu tiên tình trạng mất, hư hỏng sách xảy ra tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Cuối tháng 12/2022, nhân viên của Viện cũng loan tin mất 25 cuốn sách.
Trong số này có 4 cuốn Toàn Việt thi lục (do nhà bác học Lê Quý Đôn soạn) thuộc 3 bộ khác nhau và cuốn Việt âm thi tập (do nhà sử học Phan Phu Tiên biên soạn). Ngoài ra, 2 cuốn sách về địa chí là cuốn Hoàng Việt địa dư chí và Nam quốc địa dư - có nội dung viết về cương vực, lãnh thổ Việt Nam.
Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã lập hội đồng khoa học để đánh giá giá trị về lịch sử, khoa học, văn hóa của hơn 20 cuốn sách bị mất. Đồng thời, Viện cũng lập hội đồng kiểm kê để xác minh chính xác số lượng sách bị mất. Sau sự việc, Viện tiếp tục cho kiểm kê kho sách tại thư viện.
Viện Nghiên cứu Hán Nôm trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, là nơi tổ chức nghiên cứu, khai thác và biên dịch, xuất bản di sản Hán Nôm, đào tạo cán bộ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế, nhân bản, góp phần phát triển văn hóa của dân tộc. Kho sách của Viện được Nhà nước giao quản lý là tài sản quốc gia quý giá, kế thừa các kho sách cổ mà Viện Viễn Đông Bác Cổ sưu tập được.
Sách hướng đến sự an lạc trong tâm, thân và sống hết mìnhBộ sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho người đọc thấy được “vạn sự trên đời đều bắt đầu bằng chữ duyên và kết thúc cũng do duyên phận”.