“Phải biết phát huy tinh thần tuổi trẻ”_thứ hạng của pumas unam
作者:World Cup 来源:World Cup 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 14:30:45 评论数:
Đó là lời nhắn gửi của bác Phan Hồng Nghĩa (Phan Hồng Đoàn),ảibiếtpháthuytinhthầntuổitrẻthứ hạng của pumas unamNguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sông Bé - Bình Dương năm 1994-2004, nguyên Bí thưTỉnh đoàn Sông Bé khóa I đối với tuổi trẻ tỉnh nhà trong giai đoạn hiện nay.
Một thời oanh liệt
Trong những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi có dịp về thămbác Phan Hồng Nghĩa (Phan Hồng Đoàn) và được nghe bác kể lại câu chuyện thanhniên trong thời chiến, chúng tôi mới cảm nhận hết khí thế tinh thần “quyết tửcho Tổ quốc quyết sinh”. Mặc dù tuổi đã cao, đi lại khó khăn do bệnh tật nhưngbác Nghĩa vẫn không thể nào quên được những ngày tháng oanh liệt, hào hùng củatuổi trẻ. Sinh ra và lớn lên trong khi đất nước còn chìm trong mưa bom, bão đạncũng như những thanh niên tuổi còn đôi mươi, bác đã hăng hái xung phong lênđường tòng quân đánh giặc cứu nước. Trong căn phòng nhỏ, ấm áp bác Nghĩa chậmrãi kể lại: “Năm 1959, tôi được kết nạp vào Thanh Lào (Đoàn Thanh niên lao độngViệt Nam) và đến cuối năm 1959 giữ chức Bí thư Xã đoàn Phước Hòa (Phú Giáo).Thời ấy, để được kết nạp vào Đoàn, tôi luôn nêu cao tinh thần phải cố gắng phấnđấu, rèn luyện ý chí cách mạng, trải qua nhiều thử thách, gian khổ mới được tổchức chấp thuận. Năm ấy, Mỹ - Diệm ra sức thực hiện đạo luật 10/59 lê máy chémđi khắp nơi để tiêu diệt những người yêu nước. Hàng trăm cán bộ, đảng viên vàquần chúng bị địch tàn sát dã man, lớp trước ngã, lớp sau đứng dậy. Điều đặcbiệt, trong thời kỳ ác liệt của chiến tranh nhưng tổ chức cơ sở Đoàn vẫn tiếptục phát triển và củng cố. Nhiều ĐVTN đã được rèn luyện, thử thách và trưởngthành, phát huy vai trò xung kích trong các đội vũ trang tự vệ, hỗ trợ đắc lựccho phong trào đấu tranh của quần chúng, góp phần làm tiêu hao sinh lực địch”.
Bác Phan Hồng Nghĩa(người ngồi phía bên phải) chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, nhân viên Tỉnh đoàn
Trong suốt thời kỳ từ 1959 đến 1976, bác Nghĩa đã kinh quarất nhiều chức vụ của Đoàn. Từ Bí thư Xã đoàn Phước Hòa đến Bí thư Tỉnh đoànPhước Thành (Đồng Nai), Bí thư Huyện đoàn Phú Giáo, Chánh Văn phòng Khu đoànmiền Đông, Phó Bí thư Phân khu đoàn 4, Bí thư Phân khu đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu,Bí thư Khu đoàn miền Đông. Đến tháng 6-1976, bác Nghĩa giữ chức Bí thư Tỉnhđoàn Sông Bé. Hơn 17 năm gắn bó với công tác Đoàn, bác Nghĩa vẫn còn nhớ như inphong trào “5 xung phong” chống Mỹ của thanh niên hồi ấy là: Xung phong tiêudiệt nhiều sinh lực địch; Xung phong tòng quân, tham gia chiến tranh du kích;Xung phong đi dân công, phục vụ tiền tuyến; Xung phong đấu tranh chính trị,chống bắt lính; Xung phong sản xuất nông nghiệp. Đôi mắt nhìn xa xa, bác Nghĩakể lại: Phải nói thời ấy, phong trào xung phong tiêu diệt quân địch được thanhniên hưởng ứng sôi nổi nhất. Với khí thế quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược,tuổi trẻ toàn tỉnh hăng hái, thi đua, sáng tạo nhiều cách đánh địch để giànhdanh hiệu “dũng sĩ”. Đi đến đâu cũng nghe thấy thanh niên bàn cách diệt địch đểgiành danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng trăm thanhniên được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”, diệt ngụy, bắn rơi máy bay, bắncháy xe tăng địch. Nhiều anh hùng lực lượng vũ trang như Hoàng Trọng Lập, ĐoànVăn Thái, Nguyễn Văn Bé… đều là những ĐVTN dũng cảm, anh hùng. Họ chiến đấu vớikhí thế hừng hực tinh thần yêu nước, mong một ngày đất nước hòa bình thốngnhất.
Qua lời kể đứt khúc của bác Nghĩa, chúng tôi vẫn cảm nhậnđược khí thế hào hùng, nhiệt huyết tuổi trẻ một thời sục sôi. Bác Nghĩa nói:“Thanh niên chúng tôi ngày ấy ai cũng chí thú đánh giặc, ăn ở, ngủ trong rừng,khó khăn gian khổ trăm bề nên khi tịch thu của quân địch 7 chiếc xe máy ở Phânkhu 4, Long Thành (Đồng Nai) mà chúng tôi phải chịu bó gối, vẫn phải đi bộ hoặcxe đạp.
Phát huy tinh thần củatuổi trẻ
Nhìn lại những hoạt động của tuổi trẻ tỉnh nhà, bác Nghĩaphấn khởi cho biết: “Những năm qua, tuổi trẻ tỉnh nhà không ngừng phấn đấu họctập, vươn lên và đã đạt nhiều thành tích trên mặt trận xung kích, tình nguyện.Nhiều công trình thanh niên đã để lại dấu ấn, khắc ghi sức trẻ của thanh niênthời đại Hồ Chí Minh”. Bác Nghĩa trăn trở trong thời kỳ mới, công tác đoàn kếttập hợp thanh niên khó nhất là đối với tỉnh có đông công nhân như Bình Dương.Vì vậy, cán bộ Đoàn sẽ là người hun đúc ngọn lửa nhiệt thành và truyền ngọn lửaấy đến các thế hệ ĐVTN để khẳng định Đoàn là môi trường rèn luyện của tuổi trẻ,những người chủ tương lai của đất nước.
Là thế hệ đi trước, bác Nghĩa đặc biệt kỳ vọng vào thế hệtuổi trẻ tỉnh nhà hôm nay. Bác mong muốn: “Các cơ sở Đoàn cần tăng cường côngtác giáo dục lý tưởng cách mạng cho lớp thanh niên hiểu hơn về giá trị độc lậptự do mà cha ông ta đã hy sinh biết bao máu xương để giành lấy. Nếu thời khángchiến lý tưởng sống của thanh niên là yêu nước chiến đấu thì thời nay thanhniên cần xác định rõ lý tưởng sống của mình, phải biết phát huy tinh thần tuổitrẻ, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách, ra sức thi đua học tập, rènluyện để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh”.
KIM HÀ