Internet giống như một cơn lũ làm thay đổi thói quen xem truyền hình
Tại Hội thảo “Tương lai phát triển truyền hình trên Internet tại Việt Nam” trong khuôn khổ Telefilm 2017 diễn ra ngày 9/6,ệtNamđangđứngtrướcthờiđiểmvàngđểchuyểnđổlich thi dâu bong da ông Phan Thanh Giản, Giám đốc Clip TV đã dẫn chứng về việc sự có mặt của Internet đã làm thay đổi phương thức, trải nghiệm của người xem truyền hình như thế nào. Theo đó, nếu như trước đây, người dùng hài lòng với việc xem truyền hình thông qua tương tác một chiều với radio cho đến xem truyền hình qua ăng ten, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh. Hay với các nội dung Video On Demand, người dùng muốn xem phim thì phải qua băng đĩa từ hay đĩa VCD. “Tuy nhiên, sự có mặt của Internet giống như một cơn lũ làm thay đổi tất cả mọi thứ, thay đổi toàn bộ hành vi người dùng và hòa nhập việc xem truyền hình với VOD lại thành một để tạo ra Internet TV”, ông Giản nhấn mạnh.
Cũng theo ông Giản, trong khi ở Việt Nam, các đơn vị cung cấp dịch vụ đang bắt đầu “vượt lũ” Internet TV thì tại Trung Quốc và Mỹ thì họ đã trải qua giai đoạn đó từ lâu. Cụ thể, như ở Trung Quốc, năm 2016, số lượng phim nhập về để chiếu rạp chỉ khoảng 423 bộ phim, nhưng số lượng phim phát hành trên Internet lên đến hơn 2500 bộ phim, gấp 5,5 lần so với thời điểm năm 2014. Trong đó, doanh thu của iQIYI, dịch vụ VOD số 1 tại Trung Quốc tăng gần 400% so với thời điểm trước đó. Số lượng người dùng trả tiền đạt hơn 100 triệu người cho dịch vụ truyền hình và VOD online.
Còn tại Mỹ, sau 3 năm, 12% người dùng giảm đi không đăng ký truyền hình truyền thống nữa mà chuyển sang xem các hình thức khác như OTT. Đặc biệt, người trẻ từ 18-24 tuổi đang giảm xem truyền hình truyền thống (giảm 49%) để chuyển sang xem Internet TV và chỉ có những người già trên 65 tuổi mới xem Tivi (tăng 2%). Vì thế, các nhà sản xuất phim truyền hình cũng đang tập trung sản xuất các bộ phim trên môi trường OTT thay vì tivi truyền thống. Thời gian xem trung bình của Tivi truyền thống cũng liên tục giảm, sau 4 năm thời gian xem trung bình giảm 12%, trong khi thời gian xem Internet TV tăng tới 41%. Một bộ phận giới trẻ ở Mỹ khi hỏi về truyền hình, họ sẽ nói là Netflix thay vì là một kênh truyền hình nào đó.
Cùng tham gia công nghiệp nội dung của người Việt
Ông Giản cho rằng, “cơn lũ” Internet TV ở Việt Nam sẽ không thua kém gì ở Mỹ hay Trung Quốc nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải sống và tồn tại được trong cơn lũ trước khi YouTube hay Facebook lấy mất thị trường. Thực tế, năm 2016 đã chứng kiến sự dịch chuyển lớn từ truyền hình truyền thống sang truyền hình Internet với sự tham gia của các đơn vị trong nước như VTC Cab On (VTVCab), Clip TV, Truyền hình FPT, Truyền hình Viettel… Các doanh nghiệp trong nước bắt đầu đóng tàu, đóng thuyền để cạnh tranh với tàu thép, tàu ngầm của YouTube, Netflix….” Cuộc chiến OTT đang nóng, nhưng rất gian nan và rủi ro, ai cũng tưởng ngon nhưng vào làm thì mới thấy. Người có nội dung chết vì công nghệ, người có công nghệ chết vì không có nội dung...”, ông Giản nói.
(责任编辑:Thể thao)
Legislators vote to pass key laws, resolutions in last week of 7th session
Ngân hàng thúc đẩy thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công
Bạn biết gì về 'trọng tài video' sẽ được áp dụng ở World Cup 2018?
Giải mã toàn tập các thiết lập đồ hoạ trong game: G
Tuyển Việt Nam tái đấu Indonesia, trò cũ thầy Park có bị 'bỏ rơi'?
Apple Watch bỏ màn hình chữ nhật, chuyển sang màn hình tròn?
Smartphone tương lai của Sony sẽ có tỷ lệ màn hình 18:9?
Concept laptop 3 màn hình điên rồ chưa từng có
Mẹ chồng nàng dâu tập 361: Con rể mời mẹ vợ về sống chung với 2 bà thông gia
Chiến dịch tiếp thị hiếm thấy tại Việt Nam: Lazada sinh nhật, hàng loạt đối thủ 'mừng' theo