Ảnh: Theứctranhđốilậplộttảđộtànphácủadị365 cá cược net Guardian |
Theo tờ The Guardian, ở các nước giàu có nhất thế giới, vốn độc quyền về nguồn cung vắc-xin từ sớm, tỷ lệ nhiễm và tử vong do Covid-19 giảm. Các nền kinh tế cũng dần mở cửa, hạn chế được dỡ bỏ. Cuộc sống dần trở lại bình thường, tạo ấn tượng sai lầm rằng đại dịch toàn cầu sắp kết thúc.
Trên thực tế, như người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chỉ ra, số ca nhiễm được báo cáo trong hai tuần qua cao hơn nhiều so với tổng số ca nhiễm trong 6 tháng đầu tiên của đại dịch và hiện Nam Á là khu vực chịu tác động nặng nhất.
Thông tin này đã được cơ quan phụ trách về trẻ em của Liên Hợp Quốc là Unicef nhắc tới hôm 7/5. “Đại dịch còn lâu mới kết thúc. Các ca nhiễm Covid-19 tăng ở mức báo động trên khắp Nam Á, đặc biệt là ở Nepal, Sri Lanka và Maldives. Toàn bộ hệ thống y tế có thể sụp đổ, dẫn tới những thiệt hại về người thảm khốc hơn nhiều. Bên cạnh Nam Á, chúng tôi cũng thấy tình trạng báo động ở các khu vực khác trên thế giới”.
Khi Ấn Độ một lần nữa phá kỷ lục toàn cầu về số ca nhiễm mới (414.188 trường hợp/ngày) và tử vong (3.915 người/ngày) câu hỏi làm thế nào để mô tả và ứng phó với một thế giới hai tốc độ đang nổi lên đã khiến các nhà lãnh đạo quốc tế đau đầu.
Bức tranh về đại dịch (chấm xanh là những nước có ca nhiễm, tử vong giảm, chấm đỏ là tình trạng tồi tệ hơn). Ảnh: Guardian |
Đầu tiên là câu hỏi gây tranh cãi về việc làm thế nào để tăng sản xuất và phân phối vắc-xin để đảm bảo phân phối công bằng hơn, khi mà hiện chỉ có 0,2% trong số 700 triệu liều vắc-xin được chuyển tới cho các nước thu nhập thấp.
Phát biểu trong một cuộc giao ban đầu tuần này, cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown nói: “Đây là một thảm hoạ nhân tạo. Do thất bại trong việc mở rộng tiêm chủng nhanh chóng hơn cho mọi quốc gia, chúng ta phải lựa chọn người được sống và người phải chết”.
Giữa tuần này, chiến dịch bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc-xin ngừa Covid-19 đã nhận được sự ủng hộ của Mỹ và EU. Tuy nhiên, như các chuyên gia đã chỉ ra, công bằng vắc-xin cho các nước đang phát triển có thể còn phức tạp hơn.
Sự trỗi dậy thảm khốc của virus corona trong thời gian gần đây ở Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ và Nepal, là do các yếu tố phức tạp chứ không chỉ là thiếu vắc-xin, đặc biệt là ở Ấn Độ, nơi mà Viện Huyết thanh – nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới, đã được cấp phép để sản xuất vắc-xin AstraZeneca.
Sự lây lan của virus ở cấp độ quốc gia và giữa các quốc gia do nhiều vấn đề quyết định, gồm cả nhân khẩu học, các quyết định chính trị về những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu, sức mạnh tương đối hoặc sự mong manh của hệ thống y tế. Ở thế giới đang phát triển, còn có các yếu tố khác, gồm không phân phối được vắc-xin có sẵn và do dự trong tiêm vắc-xin.
Tất cả những điều trên đã được nhấn mạnh trong một cảnh báo của WHO. Theo đó, các nước châu Phi dễ bị tổn thương bởi tình trạng trùng hợp tương tự, vốn dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay ở Nam Á.
“Sự chậm trễ trong việc cung cấp các liều vắc-xin từ Viện Huyết thanh của Ấn Độ dành cho châu Phi, sự chậm trễ trong triển khai vắc-xin và sự xuất hiện của các biến thể mới… có nghĩa là nguy cơ về một làn sóng lây nhiễm ở châu Phi vẫn còn rất cao”, văn phòng của WHO tại châu Phi cho biết trong một tuyên bố ngày 6/5.
Cơ quan trên cho hay, các biến thể mới, như những biến thể xuất hiện ở Ấn Độ và Nam Phi, có thể tạo ra “làn sóng lây nhiễm thứ ba” ở lục địa này.
Nam Phan
Hầu hết các nước bắt đầu triển khai tiêm vắc-xin từ đầu năm 2021, khi Covid-19 hoành hành ở hàng trăm quốc gia với các biến thể nguy hiểm khó lường.