Việc ứng dụng công nghệ đám mây đã trở thành chiến lược chung của rất nhiều tổ chức trên tất cả các lĩnh vực trên con đường hướng tới chuyển đổi kỹ thuật số. Khi sử dụng Cloud,ạtầngbảomậtkémcónênđưadữliệudoanhnghiệplêbảng xếp hạng cúp fa anh các doanh nghiệp có thể tối đa hóa rất nhiều quy trình làm việc phức tạp và giúp năng suất được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, cuộc hành trình không phải là không có những vấp váp và các tổ chức không chuẩn bị trước sẽ dễ rơi vào tình trạng “tiến một bước, lùi hai bước”. Di chuyển lên đám mây có một loạt các rủi ro về bảo mật và những khó khăn khi triển khai phải được giải quyết triệt để nếu công nghệ này thực sự được áp dụng trong tổ chức. Việc triển khai bất kỳ công nghệ mới nào thường có rất nhiều lỗi cần được xử lý.
Nói về nội dung này, ông Trần Nhật Minh (Tập đoàn Công nghệ CMC) có chia sẻ với phóng viên ICTNews: “Việc đưa dữ liệu của chúng ta lên Cloud cũng tiềm ẩn những vấn đề về bảo mật. Các hệ thống này thường được giữ bởi bên thứ ba. Chính vì vậy, các thông tin này dễ dàng bị lộ ra nếu như đơn vị cung cấp Cloud bị tấn công. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên người dùng nên chọn những nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây lớn vì họ sử dụng công nghệ bảo mật tiên tiến”.
“Tuy nhiên, chúng ta không thể giao tất cả dữ liệu quan trọng lên Cloud. Việc chọn lựa dữ liệu dựa trên yếu tố thông tin đó thuộc vào lĩnh vực nào…Trong trường hợp dữ liệu được lưu trữ trên đám mây, người dùng cần tuân thủ quy trình về bảo mật. Bên cạnh đó, việc trang bị kiến thức để bảo vệ tài khoản của mình sẽ giúp việc lưu trữ dữ liệu trên cloud an toàn hơn”, ông Minh cho biết thêm.
Vì vậy, khi các tổ chức chuyển đổi lên đám mây, họ phải đối mặt với một số thách thức chiến lược. Họ nên áp dụng nền tảng công nghệ đa đám mây, đám mây lai ở mức độ nào? Làm thế nào để họ giữ cho dữ liệu an toàn? Và làm thế nào họ có thể thúc đẩy một nền văn hóa tiến bộ, cho phép họ duy trì bảo mật CNTT và thúc đẩy năng suất làm việc?
Đặt nền móng
Tất nhiên, việc kết hợp bất kỳ công nghệ mới nào cũng cần đặt trước bởi một chiến lược đã được suy nghĩ kỹ lưỡng. Nhưng các doanh nghiệp đang nỗ lực để đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách tăng tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số của họ có thể bị “dụ dỗ” đi đường tắt khi chuyển sang một công nghệ mới và quá trình này có thể gặp phải những sai lầm.
Việc không đưa ra một chiến lược mạnh mẽ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn nữa. Theo số liệu thống kê, chỉ riêng trong tháng 1 năm 2020, 1,5 tỷ hồ sơ công ty đã bị xâm phạm, cho thấy quy mô đáng lo ngại của các cuộc tấn công mạng và vi phạm dữ liệu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động với cơ sở hạ tầng bảo mật CNTT yếu kém.
Quy mô của tổ chức là phi vật chất. Những kẻ tấn công đã trở nên tinh vi đến mức không doanh nghiệp nào có thể khẳng định là khả năng bảo mật của doanh nghiệp là an toàn 100%. Bán lẻ đã trở thành một trong những ngành được nhắm mục tiêu nhiều nhất, thu hút tội phạm mạng với nguồn dữ liệu phong phú, nơi quá dễ dàng để xác định các cá nhân và thông tin thanh toán của của khách hàng.
Hơn nữa, điều làm cho viễn cảnh này trở nên phức tạp hơn là bán lẻ đang trải qua một trong những biến đổi lớn nhất mà ngành này đã từng trải qua trong nhiều thập kỷ. Điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với các tổ chức chuyển lên Cloud là phát triển một chiến lược đám mây dài hạn, mạnh mẽ và an toàn.
Bảo mật một cách có chủ đích
Dù ở bất kể quy mô nào, tất cả các doanh nghiệp cần phải chú ý rằng, mặc dù đã cố gắng hết sức, hệ thống CNTT của họ sẽ không bao giờ được bảo mật hoàn toàn. Khi tin tặc và các phương pháp tiếp cận mới của chúng phát triển, các tổ chức sẽ cần phải đi trước một bước bằng cách liên tục đánh giá và cải tiến các biện pháp bảo mật. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu các tổ chức áp dụng phương pháp "bảo mật theo thiết kế", thay vì "bổ sung".
Việc trang bị thêm các phần mềm an ninh mạng vào hệ thống bảo mật không còn là một cách đầy đủ hoặc hiệu quả và thậm chí sẽ ảnh hưởng lớn đến ngân sách của tổ chức cũng. Vì an ninh mạng là nhiệm vụ quan trọng nên các doanh nghiệp cần lưu tâm đến nguồn lực mà nó đảm bảo. Điều này có nghĩa là cần làm rõ sự tách biệt của các phân lớp và chức năng của hạ tầng CNTT. Ví dụ, với môi trường WAN, kết quả mong muốn là chúng củng cố lẫn nhau thay vì cùng che lấp đi các điểm mù hoặc tạo ra các khớp nối là điểm yếu nơi các mối đe dọa có thể xâm nhập vào các hệ thống thiết yếu.
Văn hóa: Chất keo kết dính chiến lược bảo mật trong tổ chức
Khái niệm văn phòng vật lý hoặc không gian làm việc như một vành đai được bảo vệ kiên cố ngày càng trở nên lỗi thời. Hầu hết các tổ chức hiện nay đều có khả năng hoạt động online và nhân viên hiện có thể làm việc ở hầu hết mọi nơi. Và, trong khi đám mây chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra những lợi ích năng suất này, nó cũng tạo ra các mối đe dọa bảo mật, nhưng chủ yếu là do chính con người gây ra.
Thực tế, lỗi đến từ con người là căn nguyên của gần 1/5 vụ vi phạm dữ liệu. Trong khi gần 75% các cuộc tấn công được thực hiện từ bên ngoài một tổ chức, hơn một phần tư có liên quan đến người trong cuộc. Nhân viên thường là những liên kết yếu nhất và tin tặc nhận thức rõ về thực tế này. Do đó, giáo dục cho tất cả các đồng nghiệp, chứ không chỉ quản lý cấp cao về an ninh mạng là điều rất quan trọng.
Việc nuôi dưỡng văn hóa bảo mật trong toàn bộ tổ chức là điều tối quan trọng. Nếu được thực thi hiệu quả, nó sẽ biến vấn đề bảo mật từ một cuộc họp nhắc nhở thông thường và tư duy nó chỉ thuộc trách nhiệm của nhân sự CNTT, trở thành một phần tích cực trong hoạt động và văn hóa hàng ngày của tổ chức. Như vậy, các tổ chức cần liên tục đánh giá cơ sở hạ tầng an ninh mạng tại văn phòng. Doanh nghiệp cũng cần ưu tiên việc liên tục đào tạo nhân viên. Giúp nhân viên hiểu được những tác động của một cuộc tấn công an ninh mạng cũng sẽ nêu bật tầm quan trọng việc bảo đảm an toàn thông tin.
Chỉ thông qua việc thống nhất về công nghệ, văn hóa và nhân viên thì dữ liệu quan trọng của một tổ chức mới có thể được duy trì an toàn. Thành công trong việc này và các tổ chức sẽ có một nền móng, chiến lược vững vàng, tự tin tiến lên, phát triển và khám phá tất cả những lợi thế mà đám mây mang lại cho doanh nghiệp.
P.V
Theo một báo cáo từ BKAV, tổng thiệt hại do tấn công mạng tính đến hết năm 2019 đã lên tới gần 21.000 tỷ đồng.
(责任编辑:La liga)
“Sao” Việt bị phạt vì mặc phản cảm: Không nên bán rẻ hình ảnh để câu khách!
Siêu máy tính IBM Watson sẽ phục vụ hơn 1 tỉ người cuối năm 2017
Quán game sẽ ăn nên làm ra khi có đầy đủ những thứ này
Điện thoại Android hỏng nhiều gấp đôi iPhone
Rạp chiếu giường nằm: Thoải mái ôm hôn, riêng tư như phòng ngủ
Apple sẽ trình làng iPad mới vào đầu tháng 4?
“Yêu LAI Yuna C bởi sắc màu pastel xu hướng”
Hà Nội: 77% dịch vụ công lĩnh vực tư pháp được thực hiện trực tuyến
Cựu HLV trưởng tuyển Việt Nam thoát cảnh thất nghiệp
Bất ngờ với câu hỏi phỏng vấn ưa thích của CEO YouTube