"Bão ngầm" đã đi được gần cuối chặng đường,ĐạodiễnBãongầmtiếtlộhậutrườngvàcáikếtphimkhôngngờty so getafe nhìn lại đứa con tinh thần của mình anh cảm thấy thế nào? Có điều gì anh còn tiếc nuối?
- Trước tiên, tôi xin đặc biệt cảm ơn đến khán giả yêu phim truyền hình toàn quốc, cho tới thời điểm này bộ phim "Bão ngầm" vẫn nhận được lượng xem và ủng hộ rất đông đảo từ khán giả. Đây là niềm vui đối với tôi và toàn bộ ê-kíp cũng như các anh chị em nghệ sĩ.
Mỗi dự án phim đều có ít nhiều phát sinh bất khả kháng dẫn đến sự tiếc nuối sau khi đóng máy, phim "Bão ngầm" cũng vậy.
Dù đã kiểm soát rất nhiều việc thoại sai nhưng tôi vẫn để sai sót đó xảy ra trong một cảnh phim.
Thứ hai là việc phải lồng tiếng Bắc cho một số diễn viên miền Nam, nhất là nữ chính Cao Thái Hà, đó cũng là việc nằm ngoài kiểm soát của tôi.
Ban đầu phim định lấy bối cảnh chính ở Tây Nguyên, một tỉnh giáp biên giới Campuchia chứ không phải là một tỉnh giáp Tây Bắc. Khi đó, nhân vật của Cao Thái Hà ban đầu là giọng miền Nam, giữ nguyên giọng gốc. Nhưng sau khi quay được 10% thì nhà sản xuất thay đổi toàn bộ bối cảnh.
Chúng tôi buộc phải chấp nhận lồng tiếng vì hộ khẩu của nhân vật đã được chuyển ra ở miền Bắc, việc này cũng dẫn tới nhược điểm là khẩu hình khẩu ngữ của hai miền khác nhau. Dù diễn viên lồng tiếng đã cố gắng hết sức nhưng có một số câu từ quá khác biệt nên không thể khớp được. Trong quá trình quay, Cao Thái Hà cũng đã cố gắng sử dụng những câu từ miền Bắc nhưng trong lúc nhập vai thì diễn viên không thể lúc nào cũng tập trung để kiểm soát ngôn từ, dễ làm ảnh hưởng đến cảm xúc diễn xuất. Dù giọng Hà rất hay nhưng tôi không thể giữ lại điều đó. Đây là điều khá đáng tiếc cho phim, cho tôi và cho cả Cao Thái Hà.
Một điều nữa khiến tôi đặc biệt tiếc nuối đó là khâu kiểm định, đã có sự khác nhau rất lớn giữa kịch bản phim và phim trình chiếu đến khán giả tới ngày hôm nay.
Tôi nghĩ đây là bài học để tôi có những kinh nghiệm và cẩn thận hơn cho những phim sau, đặc biệt là những bộ phim khai thác những vấn đề nhạy cảm như "Bão ngầm" đang phản ánh.
Nói vậy chắc cái kết của phim cũng sẽ có sự thay đổi và khác so với kịch bản phim ban đầu?
- Đúng vậy! Chắc chắn cái kết của phim không như tôi và ê-kíp mong muốn như ban đầu trong kịch bản và cũng sẽ đem lại phản ứng khác nhau cho khán giả.
Bộ phim "Bão ngầm" tính tới thời điểm này đã phải cắt sửa, đặc biệt ở 3 tập cuối, từ 75 tập còn 72 tập, tương đương với 600 phút nội dung so với bản gửi duyệt ban đầu, đây là thời lượng bị cắt trong một bộ phim truyền hình là khá lớn. Như vậy phim chỉ còn một tuần nữa là kết thúc.
Khi được chuyển thể từ tiểu thuyết sang kịch bản, bản thân cái kết trên kịch bản đã khác xa so với tiểu thuyết. Nên việc cắt sửa khi phim đang quay và phát sóng sẽ làm thay đổi hoàn toàn đến cái kết của phim. Còn khác như thế nào tôi xin phép không được tiết lộ để đảm bảo yếu tố bất ngờ.
Được biết, "Bão ngầm" được quay trong vòng 3 năm, một hành trình "bão ngầm" không kém. Anh có thể chia sẻ những câu chuyện hậu trường đáng nhớ và những "cơn bão" mà anh cùng ê-kíp đã phải trải qua?
- Những "cơn bão" mà tôi và ê-kíp đoàn phim trải qua thật sự rất đáng nhớ. Bộ phim phải quay ở miền Bắc mà ê-kíp chủ yếu là người miền Nam, lần đầu tiên ra ngoài Bắc kéo dài từ mùa khô, mùa hè sang mùa đông, tất cả anh em phải thích nghi với khí hậu và môi trường sống để tác nghiệp.
Vì vậy, trong suốt quá trình 6 tháng quay ở miền Bắc tôi đã gặp khó khăn về mặt nhân sự. Các anh em vì những lý do khác nhau đã lần lượt nghỉ và thay thế mới rất nhiều. Một ê-kíp vì thế ngoài bộ phận chính còn lại đều phải chắp vá để cố gắng hoàn thành quay những cảnh ở miền Bắc.
"Cơn bão" lớn nhất của chúng tôi đó là dịch bệnh Covid -19, nó làm gián đoạn rất nhiều đến quá trình tác nghiệp, sản xuất, và lịch hoàn thành bộ phim để lên sóng. Điều này làm phát sinh thêm nhiều cảnh quay và chi phí. Đó là điều không ai mong muốn cả, đặc biệt là nhà sản xuất.
Với phim "Bão ngầm" kinh phí nhà sản xuất bỏ ra phát sinh tăng gấp đôi so với dự toán ban đầu.
Tuy nhiên, giữa cơn bão mà chúng tôi phải đối diện thì đổi lại chúng tôi vẫn nhận được động viên là sự đồng hành từ nhà sản xuất và nhà đầu tư. Nhà sản xuất phim sẵn sàng chia sẻ với khó khăn cũng như những chi phí phát sinh từ đoàn làm phim để chúng tôi hoàn thành bộ phim đi đến chặng đường cuối cùng.
Khi phim lên sóng những tập đầu tiên cho đến bây giờ, "Bão ngầm" bên cạnh những lời khen vẫn nhận rất nhiều lời chê về nội dung và ý kiến phim càng về sau càng đuối. Anh nói gì?
- Cho đến thời điểm này, tôi thừa nhận những nhận xét của khán giả, của giới phê bình phim đều có căn cứ. Bởi vì như tôi đã nói ở trên, bộ phim từ khâu kịch bản cho tới thành phẩm phim và bản duyệt để phát sóng trên VTV1 đã có sự thay đổi rất nhiều.
Đây là bộ phim đầu tiên tôi làm phải cắt sửa, thay đổi nhiều như vậy. Việc chỉnh sửa không chỉ diễn ra một lần mà nó song song với quá trình phim phát sóng. Cứ có ý kiến của khán giả hay dư luận nói về vấn đề nào đó hơi tiêu cực một chút, chúng tôi phải rà soát lại và buộc cắt đi tất cả những phần liên quan đến nó.
Có lẽ bộ phim "Bão ngầm" nói về đề tài công an nên ngay từ đầu có thể khán giả sẽ mặc định phim chỉ nói về hình sự, về nghiệp vụ công an.
Thực tế "Bão ngầm" là bộ phim hình sự, tâm lý xã hội. "Bão ngầm" trong phim không chỉ hiện diện trong hành trình phá án, những giây phút nguy hiểm, cân não giữa lực lượng cảnh sát với tội phạm.
Đó còn là những "cơn bão" trong tư tưởng, bản lĩnh của người chiến sĩ cảnh sát nhân dân trước sứ mệnh, tình yêu và sự cám dỗ, tội ác. Những "cơn bão ngầm" trong nội bộ hàng ngũ cảnh sát. Ở đó còn có cả những "cơn bão ngầm" trong đời sống gia đình - hậu phương của các chiến sĩ cảnh sát.
Nếu khán giả nhìn nhận bộ phim từ góc độ đó, tôi nghĩ họ sẽ có cái nhìn công tâm hơn. Ngay từ đầu, chúng tôi xác định bộ phim phải đi đến được số đông khán giả nên chúng tôi lồng ghép trong phim nhiều câu chuyện.
Cho đến bản kiểm duyệt thì phim lại định hướng cắt sửa nhiều theo hướng tập trung vào việc công an phá án, bớt đi nhiều chuyện tình cảm, bớt đi nhiều tiêu cực trong nội bộ, đời sống thế giới tội phạm trong khi những câu chuyện đó đan quyện vào nhau, tạo thành mắt xích và tiến triển của mạch phim.
Khi nó cắt sửa và tôn vinh những mặt tích cực thì chắc chắn bộ phim sẽ không tránh khỏi những vấn đề mà bản thân tôi vượt ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, đây là bộ phim khá nhạy cảm, chúng tôi đã lắng nghe và thay đổi nhưng vẫn giữ âm hưởng ngợi ca tôn vinh xuyên suốt nội dung phim.
Sau bộ phim "Người phán xử" đã từng có ý kiến cho rằng tình hình các băng nhóm xã hội đen xuất hiện nhiều. "Bão ngầm" cũng là phim có đề tài như vậy. Là đạo diễn, anh nghĩ gì từ nhận xét như vậy?
- Đây là nhận định từng gây ra những bình luận trái chiều, ở góc độ đạo diễn, người làm phim tôi cho rằng tổng thể của mỗi bộ phim chúng tôi đều hướng tới thông điệp tích cực, tôn vinh cái thiện và phê bình cái ác.
Với bất kể đề tài nào thì trong phim cũng cần sự xung đột, đối kháng hấp dẫn, nhằm giữ khán giả ngồi trước màn hình. Để rồi hết phim, cái đúng, cái thiện sẽ chiến thắng cái sai, cái ác một cách thuyết phục. Từ đó khán giả tự quy chiếu, đúc kết cho mình một trải nghiệm về cuộc sống qua phim. Nếu làm phiến diện hoặc giáo điều quá, khán giả sẽ nhàm chán, chuyển kênh giải trí ngay.
Phim "Bão ngầm" khai thác về mảng tội phạm ma túy, nhưng đó là mảng nền cho các tuyến chính của lực lượng cảnh sát nhân dân. Câu chuyện phim là hành trình phá án của trinh sát ma túy, phải thâm nhập vào hang ổ của bọn tội phạm để điều tra, bóc gỡ từng mắt xích cho đến khi lộ diện chân tướng của tên trùm cuối cùng. Thế giới tội phạm chỉ mở ra theo tiến trình phá án của trinh sát và hoàn toàn phục vụ cho việc tôn vinh khí chất, bản lĩnh, sự trung kiên và cả những thiệt thòi, hy sinh thầm lặng của người cảnh sát nhân dân đang làm nhiệm vụ.
Anh từng làm phim điện ảnh. Nếu sắp tới thực hiện một bộ phim điện ảnh anh sẽ ưu tiên chọn thể loại phim gì?
- Làm phim điện ảnh cũng là mong muốn của tôi. Hiện tại tôi đang chuẩn bị cho khâu tiền kỳ của phim điện ảnh dự kiến sẽ quay vào mùa hè tới. Còn thể loại gì thì tôi chưa thể tiết lộ.
(Theo Dân trí)
(责任编辑:Cúp C2)