43 ứng dụng bị Ấn Độ cấm phần lớn có nguồn gốc Trung Quốc,ẤnĐộcấmthêmhàngchụcứngdụngTrungQuốkèo nhà cái chuẩn ngoài ra bao gồm một số ứng dụng hẹn hò vì đe dọa “chủ quyền và sự toàn vẹn của Ấn Độ”, theo Bộ Công nghệ liên bang. Trước đó, Ấn Độ cấm hơn 170 ứng dụng vì thu thập và chia sẻ dữ liệu người dùng, có thể gây nguy cơ cho nhà nước.
Động thái được Bộ trưởng Công nghệ Ấn Độ gọi là “cuộc tấn công kỹ thuật số”, khởi xướng sau khi 20 binh sỹ Ấn Độ thương vong trong cuộc đụng độ với quân đội Trung Quốc tại khu vực tranh chấp biên giới hồi tháng 6.
Aliexpress không phải người chơi lớn trên thị trường thương mại điện tử Ấn Độ, nơi Flipkart của Walmart và Amazon đang dẫn đầu. Dù vậy, nó khá phổ biến với một số tay đua và cửa hàng nhỏ. Đây tiếp tục là bước lùi đối với Alibaba, nhà đầu tư lớn nhất vào doanh nghiệp fintech Paytm và đứng sau BigBasket.
Đầu năm nay, bộ phận UC Web của Alibaba phải sa thải nhân viên tại Ấn Độ, sau khi New Delhi cấm 59 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm trình duyệt UC Web và hai sản phẩm khác. Alibaba cũng phải tạm dừng kế hoạch đầu tư vào doanh nghiệp Ấn Độ sau tranh chấp giữa hai nước.
Lệnh cấm ứng dụng của Ấn Độ cản trở tham vọng của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như ByteDance, Tencent tại quốc gia Nam Á, khi nước này cố gắng giảm lệ thuộc của Bắc Kinh vào nền kinh tế Internet đang nở rộ.
Du Lam(Theo Nikkei)
Chỉ sau vài năm thành lập, TikTok đã trở thành một trong những ứng dụng phổ biến nhất thế giới, trở thành đối thủ của các công ty truyền thông xã hội hàng đầu trên toàn cầu như Facebook, Instagram hay WhatsApp.