Khách Tây nhiều lần quay lại xem múa rối nước tại gia
TheệsĩmúarốimờikháchTâyởlạiăncơmkểámảnhcủacontraivềnghềlucky88 besto chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến nhà nghệ sĩ múa rối nước Phan Thanh Liêm ở ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội). Đường vào nhà ông, cũng là nơi có sân khấu múa rối nước thu nhỏ ngoằn ngòeo, hun hút như mê cung.
Rẽ vào từ một ngõ nhỏ của phố Xã Đàn, đi đến nửa đường, chúng tôi phải điện thoại "cầu cứu" ông đưa vào vì ngõ dài, khó tìm nhà.
Gia đình của nghệ sĩ Phan Thanh Liêm sinh sống ở một ngôi nhà rộng 40m2, được xây 5 tầng. Từ tầng 1 lên tầng 5 ông bày la liệt con rối. Khoảng không của cầu thang, ông cũng thiết kế dây treo nhiều con rối lớn.
Căn nhà ông như một bảo tàng thu nhỏ, chứa đựng nét văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí,nghệ sĩ múa rối Phan Thanh Liêm cho biết, ông bắt đầu làm sân khấu thu nhỏ tại nhà từ năm 2012. Khách đến xem múa rối nước ở nhà ông chủ yếu là khách nước ngoài. Có du khách sang Việt Nam xem ông diễn múa rối 3-4 lần và rất thích thú với việc gặp gỡ, nói chuyện với ông.
"Nhiều người tìm đường vào nhà tôi nói "sợ quá" vì sự vòng vèo, hun hút của ngõ ngách. Nhưng với khách Tây, đây là một sự trải nghiệm đặc biệt. Họ thích khám phá ngõ sâu của Hà Nội và thích thú khi nhìn thấy dây điện chằng chịt trên đường đi.
Đến đây, khán giả vừa được xem múa rối nước, vừa được khám phá về văn hóa của người Việt Nam. Thậm chí, có khách Tây được tôi mời ở lại nhà ăn cơm và họ rất thích ẩm thực của Việt Nam…", nghệ sĩ Phan Thanh Liêm kể lại.
Ông Liêm kể lại, có du khách người Pháp đến xem ông diễn thấy hay, lần sau đến Việt Nam, người này tự bắt xe ôm đến nhà ông ngỏ ý muốn xem lần nữa.
Khán giả này nói với ông: "Múa rối nước là một môn nghệ thuật độc đáo, người Việt Nam nên gìn giữ và phát huy". Có người bày tỏ, khi xem biểu diễn múa rối nước, họ bất ngờ và thấy rằng, đây là điểm đến thú vị của Việt Nam.
Trước đây, căn nhà ở ngõ Khâm Thiên chỉ có gia đình ông sinh hoạt, nhưng khi đưa sân khấu lên tầng 4, diện tích sử dụng bị thu hẹp lại.
Bốn người nhà ông từng "co cụm" lại trong căn phòng chưa đầy 10m2 ở tầng 2, được thiết kế cả gác xép, vừa là nơi ăn chốn ngủ của bố mẹ, học hành của 2 con trai.
Tầng 3, ông để ban thờ, trưng bày con rối, tầng 4 để sân khấu rối nước. Mới đây, ông làm thêm phòng ở tầng 5 để tiện sinh hoạt nên mọi thứ đỡ chật chội hơn.
Ông Liêm chia sẻ thêm, sau hơn 20 năm phục vụ khán giả nước ngoài, ông thấy rằng, nhiều người không thích sự ồn ào. Họ đã đến rạp xem múa rối nước nhưng vẫn muốn đến nhà ông xem biểu diễn.
"Khi đến một rạp lớn, khán giả phải tuân thủ giờ giấc, ở đó cũng rất ồn ào vì đông khán giả. Nhưng ở nhà tôi, họ có thể trao đổi, cười nói dễ dàng hơn, thậm chí báo lùi giờ diễn vì tắc đường.
Khách nhóm nhỏ nên mọi thứ đều nhẹ nhàng, hợp với người lớn tuổi. Sân khấu rối nước nhà tôi đón khoảng 20 khách, nhưng nếu chỉ có 1 khán giả xem, tôi vẫn biểu diễn…", nam nghệ sĩ nói.
Chia sẻ về nguồn khán giả đến xem múa rối nước, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm cho biết, qua các phương tiện thông tin truyền thông, các công ty du lịch biết nhà ông có sân khấu nhỏ nên cử cán bộ đến khảo sát, thẩm định địa điểm, sân khấu. Vì thấy hay nên họ đã giới thiệu khách nước ngoài tới xem. Một tuần, ông biểu diễn 4-5 ngày, có ngày 2-3 show diễn.
Nam nghệ sĩ chia sẻ, một số người nước ngoài sau khi xem múa rối nước đã hỏi: "Vì sao các bạn lại biểu diễn rối ở dưới nước?".
Ông trả lời rằng: "Người Việt Nam có nền văn minh lúa nước nên họ đã nghĩ đến việc đưa các con rối biểu diễn dưới nước, tạo sự thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Ở dưới nước, người nghệ sĩ có thể giấu kỹ thuật biểu diễn. Họ lấy mành che khoảng cách giữa khán giả và nghệ sĩ… Chi tiết này cũng tạo sự tò mò với người xem".
Khi phóng viên Dân trí hỏi: "Ở một số Nhà hát múa rối, các nghệ sĩ thường làm việc theo ê-kíp, mỗi người một công đoạn sẽ đỡ vất vả hơn. Vậy ở sân khấu rối nước tại gia, ông xoay xở ra sao khi chỉ có một mình?".
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm thành thật: "Biết làm sao được? Tôi cũng muốn có thêm người đồng hành nhưng không có tiền để thuê bên ngoài. Vì không có người hỗ trợ nên một mình tôi làm tất cả, từ chế tạo con rối, sắp đặt sân khấu, biểu diễn, đón và trò chuyện với khách, biểu diễn xong lại đi lau nhà cửa… Vất vả là thế, nhưng tôi vui khi thấy múa rối nước được nhiều người yêu thích và ngày càng đến gần hơn với công chúng".
Nam nghệ sĩ nói, mấy năm trở lại đây, ông có một trợ thủ đắc lực là bà xã. Ban đầu vợ ông, bà Nguyễn Thị Minh Loan (SN 1973), không biết nhiều về rối nước nhưng sau một thời gian được ông hướng dẫn, bà đã hỗ trợ chồng trên sân khấu, biết điều khiển con rối theo nội dung vở diễn.