Ý kiến được các đại biểu đưa ra trong Hội thảo khoa học Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16 tổ chức ngày 22/11 tại Hải Phòng.
Tài năng xuất chúng
Nguyễn Bỉnh Khiêm,ầmvócvĩnhâncủaTrạngTrìnhNguyễnBỉnhKhiêlich da mu lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ.
Sinh ra trong gia đình có bố mẹ nổi tiếng học rộng, mẹ là con út của quan tiến sĩ thượng thư bộ Hộ triều vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm được giáo dục cẩn thận, rèn luyện cả về thể lực và trí lực nên "to khỏe, thông minh khác thường, chưa đến một tuổi đã nói sõi", sớm được mẹ dạy sách Kinh, thơ Nôm... Đến tuổi trưởng thành, ông tìm đến bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa ngày nay) để tầm sư học đạo.
Dù tài năng xuất chúng nhưng do triều chính đảo điên, xã hội hỗn loạn, ông không vội đi thi. Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê dạy học rồi tranh thủ đi khắp nơi để học thêm từ thực tiễn. "Ông là hình mẫu của thực học, thực tài, sớm trở thành chuyên gia hàng đầu của nhiều lĩnh vực, đặc biệt là Triết học, Lý học", giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam nói.