Yếu tố quyết định thành công của đường Hồ Chí Minh trên biển_kq bóng đâ
Trong 2 năm 1973-1974,ếutốquyếtđịnhthànhcôngcủađườngHồChíMinhtrênbiểkq bóng đâ Đoàn 125 đã huy động 380 lượt tàu ra khơi, chuyên chở trên 43.000 tấn hàng, đưa hơn 2.000 lượt cán bộ, chiến sỹ từ hậu phương ra tiền tuyến và từ đất liền ra các đảo, vượt qua chặng đường 158.292 hải lý an toàn. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, để chi viện cho chiến trường miền Nam, cùng với con đường vận tải bộ vượt Trường Sơn, Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng còn tổ chức xây dựng thành công “đường Hồ Chí Minh trên biển.”
Để có những chuyến tàu thuyền vượt trùng khơi, vận chuyển hàng trăm nghìn tấn vật chất vào chiến trường thì công tác ngụy trang nghi binh, giữ bí mật là yếu tố sống còn, quyết định thành công.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày mở “Đường Hồ Chí Minh trên biển” (23/10/1961-23/10/2021), Trân trọng giới thiệu bài viết: “Giữ bí mật - yếu tố quyết định thành công của đường Hồ Chí Minh trên biển” của Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Dương Hồng Anh, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
Giữ bí mật nhiệm vụ và bến bãi
Trước sự phát triển của phong trào cách mạng miền Nam, năm 1959, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định nghiên cứu mở các tuyến đường vận tải trên bộ, trên biển chi viện trực tiếp cho miền Nam.
Bộ Chính trị nhận định việc mở tuyến chi viện trên biển lúc này là rất mạo hiểm, khó khăn do phương tiện, nhân lực của ta còn hạn chế; nhưng cũng vì vậy mà kẻ địch dễ sơ hở, chủ quan. Hơn nữa, vận tải đường biển lúc này mang lại hiệu quả rất lớn, bởi ta có thể chở hàng trực tiếp cho chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ (là những nơi vận chuyển đường bộ của Đoàn 559 trên dãy Trường Sơn chưa vươn tới được).
Tháng 7/1959, Tiểu đoàn vận tải biển 603 được thành lập. Để giữ bí mật nhiệm vụ, đơn vị lấy tên gọi là "Tập đoàn đánh cá Sông Gianh."
Đồng thời, Trung ương chỉ thị cho các tỉnh Nam Bộ chuẩn bị bến bãi và cử những chiếc thuyền vượt biển ra miền Bắc, vừa thăm dò đường, vừa trực tiếp báo cáo tình hình chiến trường.
Đó là cơ sở quan trọng để ngày 23/10/1961, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Đoàn vận tải 759, còn gọi là “Đoàn tàu không số” có nhiệm vụ vận chuyển các loại hàng tiếp tế cho chiến trường miền Nam bằng đường biển. Đây là cột mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu đường Hồ Chí Minh trên biển chính thức ra đời.
Trong những ngày đầu, vấn đề đặt ra là hàng sẽ đưa về đâu, tổ chức tiếp nhận thế nào; chỉ một sơ suất nhỏ trong khâu vận chuyển, tiếp nhận, cất giấu hàng sẽ không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn phá vỡ cả một ý đồ chiến lược.
Bộ Tổng Tham mưu đã đề xuất 3 phương án: xây dựng các hầm cất giấu hàng tại các đảo rồi dùng ghe thuyền trung chuyển vào đất liền; lựa chọn khu vực gần bờ có nhiều ghe thuyền đánh cá của dân hoạt động để xuống hàng sau đó vớt hàng đưa vào bờ; tìm các cửa sông có địa hình thuận lợi để đưa tàu vào cập bến, xuống hàng mà không cần phải trung chuyển.
Thực tế cho thấy phương án 3 là phương án được thực hiện có hiệu quả nhất. Các tỉnh Khu 9 chọn nơi mở bến có địa hình thuận lợi, có nhiều cửa sông cửa lạch để tàu ra, vào dễ dàng, có điều kiện ngụy trang kín đáo, thuận tiện cho việc bốc dỡ, xây dựng kho bãi cất giấu hàng, có hệ thống kênh rạch liên hoàn giải tỏa đưa hàng cho các chiến trường.
Để bảo đảm yêu cầu giữ bí mật tuyệt đối, Khu ủy chỉ đạo các cấp ủy địa phương tổ chức di dời dân ra khỏi những nơi dự định mở bến từ 5-10km, đồng thời hình thành các hành lang bảo vệ xung quanh.
Việc chuyển vũ khí từ khu vực bến tiếp nhận đi các hướng được tuân thủ theo một nguyên tắc: không để các đơn vị nhận hàng đến gần căn cứ, mà phải tiến hành hiệp đồng ở một điểm xa căn cứ và thường xuyên thay đổi địa điểm giao.
Do làm tốt công tác chuẩn bị bến bãi, tính đến tháng 4/1975, riêng cụm bến Cà Mau tiếp nhận 76 chuyến với 4.284 tấn hàng, cụm bến Bến Tre tiếp nhận 28 chuyến với 1.386 tấn, cụm bến Trà Vinh tiếp nhận 17 chuyến với 824 tấn.
Ngụy trang giữ bí mật phương tiện vận chuyển
Khi tổ chức Đoàn 759, cơ sở đóng tàu 1 - Hải Phòng được giao nhiệm vụ đóng tàu vỏ gỗ trọng tải 35 tấn.
Thuyền được đóng theo mẫu các tàu thuyền miền Nam, ngụy trang giống thuyền đánh cá của ngư dân từ hình dáng đến ngư cụ, trang thiết bị trên tàu.
Khi các tàu cần phải sửa chữa, để bảo đảm bí mật, Công an Quảng Bình đứng tên chủ phương tiện để thuê Nông trường gỗ Quảng Bình sửa chữa phần vỏ, xưởng cơ khí 6/1 Quảng Bình sửa chữa phần máy.
Khi địch leo thang đánh phá dữ dội, các tàu của Đoàn 759 (đổi thành Đoàn 125 trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân) được lệnh sơ tán đến nơi an toàn.
Nhờ bí mật che giấu bến bãi và lực lượng nên mặc dù địch đánh phá ác liệt ta vẫn bảo đảm cho các tàu xuất phát đúng kế hoạch.
Gọi là “Đoàn tàu không số” không phải là tàu không có số, mà tàu có rất nhiều biển số; qua mỗi vùng biển, tùy theo tình hình mà thay biển số. Khi đi trên vùng biển quốc tế, nếu có tàu dầu thì tàu ta “hóa thành” tàu dầu, nếu có tàu vận tải hàng hóa thì ta “hóa thành” tàu vận tải hàng hóa; khi vào vùng biển miền Nam thì “hóa thành” tàu đánh cá và treo “cờ Việt Nam cộng hòa” lẫn vào các tàu của ngư dân.
Dù cho địch ngăn chặn quyết liệt, nhưng trước yêu cầu cấp thiết về vũ khí, ngày 27/7/1971, ta thành lập Đoàn 371 (dưới dạng tàu đánh cá hợp pháp). Với sự hỗ trợ nhiều mặt của Đoàn 125 và được các tàu của Đoàn 125 hộ tống dẫn dắt từng chuyến đi qua các vùng biển nguy hiểm nên trong hai năm 1971-1972, Đoàn 371 chuyển được 31 chuyến với 520 tấn vũ khí vào Quân khu 9.
Giữ bí mật trong chuẩn bị con người, hàng hóa, lộ trình các chuyến đi
Khi “Tập đoàn đánh cá Sông Gianh” được thành lập, “khẩn trương và bí mật” là hai yêu cầu gắt gao nhất. Để thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra là thuyền phải giống thuyền đánh cá của ngư dân miền Nam, từ hình dáng đến ngư cụ.
Thậm chí vải buồm, dây thừng cũng phải nhờ bà con trong đó mua chuyển ra.
Trong kháng chiến chống Mỹ, thực hiện đánh địch mà đi, mở đường mà tiến, với tinh thần tất cả vì miền Nam thân yêu, những con tàu Không số đã xuyên qua bão dông, vượt qua bao cuộc vây ráp của kẻ thù, chuyên chở hàng vạn tấn vũ khí, trang thiết bị và hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ từ miền Bắc vào chi viện cho chiến trường lớn miền Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Một số cán bộ Khu 5 ở các tỉnh ven biển cũng được điều động ra bổ sung cho đơn vị để khi gặp địch thì ứng xử cho “y chang” ngư dân Nam Trung Bộ.
Theo quy định của trên, để giữ bí mật hàng hóa và tuyến vận chuyển, ta chỉ chuyển vào miền Nam những vũ khí của Mỹ, Pháp; còn vũ khí của Liên Xô, Trung Quốc phải xóa hết các chữ ghi nguồn gốc sản xuất.
Súng đạn sau khi kiểm tra, sửa chữa hiệu chỉnh, tẩy xóa... được bao gói cẩn thận, bí mật đưa đến vị trí tập kết.
Làm việc với lãnh đạo Đoàn tàu không số, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc nhở: “Đường biển là đường duy nhất có thể chi viện cho Đồng bằng sông Cửu Long. Vậy ta phải giữ cho được bí mật con đường này.”
Tháng 2/1965, một tàu vận chuyển vũ khí của ta vào cảng Vũng Rô (Phú Yên) bị địch phát hiện, Đường Hồ Chí Minh trên biển bị lộ. Địch tiến hành phong tỏa ráo riết hòng bịt chặt tuyến chi viện của ta.
Trước tình hình đó, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức vận tải theo phương thức mới: đi xa bờ, xác định vị trí tàu bằng thiên văn.
Những chuyến đi phải cải dạng thành tàu hàng, tàu đánh cá nước ngoài, xuất phát từ nhiều bến dã chiến và phải hành trình theo hải đồ quốc tế.
Tuy vậy, nhiều chuyến vẫn không thể vượt qua sự đeo bám, ngăn chặn của quân thù, buộc chúng ta phải nổ súng chiến đấu và hủy tàu. Nhiều tấm gương chiến đấu ngoan cường, hy sinh quả cảm đã mãi đi vào lịch sử.
Mỗi khi địch đánh phá ác liệt, hoặc giở những thủ đoạn mới, các lực lượng vận tải quân sự của ta lại sáng tạo ra những phương thức vận chuyển mới.
Khi địch phong tỏa gắt gao trên biển gần thì tàu ta đi biển xa; địch phong tỏa đường dài thì ta đi phân đoạn, đồng thời kết hợp cải dạng, lợi dụng địa hình và đặc điểm thời tiết vùng biển để tìm ra tuyến đi bất ngờ; khéo léo đánh lừa địch... rồi táo bạo, bí mật thọc sâu vào bến, lợi dụng từng con nước, từng thời điểm, nhanh chóng tổ chức bốc hàng xong là rút ngay để giữ bí mật bến bãi, bí mật con đường.
Còn khi thời cơ đến thì tập trung toàn lực, dốc sức cho nhiệm vụ vận chuyển chi viện chiến trường.
Mặt khác, ta còn tranh thủ được sự giúp đỡ của Chính phủ Vương quốc Campuchia để tổ chức vận chuyển bằng tàu biển quốc tế đưa hàng vào cảng Sihanoukville, sau đó thuê tàu, xe của Campuchia để chuyển tiếp cho chiến trường.
Bằng cách này, từ năm 1966-1969, có 10 chuyến tàu chuyển 90.870 tấn hàng, trong đó có 21.473 tấn vũ khí đạn dược đã chuyển về chiến trường miền Nam.
Trong 14 năm thực hiện nhiệm vụ (1961-1975), lực lượng vận tải biển của ta đã phát triển thành một binh đoàn vận tải chiến lược, hình thành nhiều tuyến, mở hàng chục bến bãi khắp các tỉnh ven biển miền Nam để vận chuyển vũ khí chi viện cho đồng bào, chiến sỹ.
Những con đường, các bến bãi đều nằm trong các vùng kìm kẹp, lùng sục, truy quét, vây ráp, đánh phá ác liệt của địch.
Vượt qua mọi khó khăn, chúng ta đã huy động gần 2.000 lượt tàu, đi trên 4 triệu hải lý, vận chuyển 80.000 lượt người, trên 150.000 tấn vũ khí, đạn dược và hàng vạn tấn hàng hóa, góp phần chi viện đắc lực cho nhiều hướng chiến trường, nhiều chiến dịch lớn mà đường bộ chưa với tới.
Công tác ngụy trang, nghi binh giữ bí mật là một trong những yếu tố quyết định, góp phần vào thắng lợi của đường Hồ Chí Minh trên biển.
Hiện nay, để đáp ứng với yêu cầu của chiến tranh hiện đại, ngụy trang, nghi binh, giữ bí mật luôn là vấn đề được đặt ra đối với Quân đội ta.
Do vậy, kinh nghiệm giữ bí mật bảo vệ đường Hồ Chí Minh trên biển trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu vận dụng vào hiện tại và tương lai./.
Theo TTXVN