Theượcchiếcmáybaycógiátriệtỷ số trận tây ban nhao The Guardian, một con tem cực hiếm in hình chiếc máy bay đảo ngược vừa được bán với mức giá 2 triệu USD, xác lập kỷ lục con tem đắt nhất ở Mỹ.
Con tem Inverted Jenny có màu đỏ, trắng và xanh, bên trên in hình một chiếc máy bay nhưng bị nhầm hướng. Nhà sưu tập tem 76 tuổi Charles Hack là người đã bỏ ra số tiền khổng lồ để có được vật phẩm đặc biệt này. Trao đổi với The Washington Post, ông đánh giá Inverted Jenny là “chén thánh của ngành bưu chính” và “một phần lịch sử nước Mỹ”.
Được in vào năm năm 1918, Inverted Jenny thống trị nền văn hóa tem bưu chính hay còn gọi là “ngành tem học”. Sau khi phát hiện chiếc máy bay Curtiss JN-4 lộn ngược bên trong con tem, người ta đã dừng sản xuất. Điều đó khiến vật phẩm này trở nên đặc biệt hiếm hoi và có giá trị vô cùng lớn.
“Chỉ có 1 bản in gồm 100 con tem lộn ngược được bán”, Bảo tàng Bưu chính Quốc gia Mỹ xác nhận. Vào thời điểm ra mắt, con tem có giá 24 cent. Bộ tem được in nhằm đánh dấu sự kiện bưu phẩm bắt đầu được gửi qua đường hàng không tại Mỹ. Tuy nhiên, do gấp rút hoàn thành công việc, đơn vị in đã nhầm lẫn hướng.
Charles Hack là một người nổi tiếng trong giới sưu tập tem. Ngoài con tem có giá 2 triệu USD vừa mua được, ông cũng sở hữu một số tem Inverted Jennys khác. Đầu những năm 2000, ông mua một chiếc Jenny với giá khoảng 300.000 USD.
Mức độ nổi tiếng của Inverted Jenny giúp con tem đặc biệt này xuất hiện trong bộ phim hoạt hình ăn khách The Simpsons(1993). Trong phim, nhân vật chính Homer Simpson bắt gặp một con tem in hình chiếc máy bay lộn ngược. Cho rằng đây là đồ vật bị lỗi, ông ta vứt bỏ cùng với những đồ vật giá trị khác.
Để tôn vinh vị trí của con tem trong lịch sử thư tín, Bảo tàng Bưu chính Quốc gia Mỹ đã in các bản sao của Inverted Jenny vào năm 2013. Trong khi đó, 4 chiếc nguyên bản được đặt tại Phòng trưng bày Tem William H Gross của Bảo tàng Bưu chính Quốc gia Mỹ, phòng trưng bày tem lớn nhất thế giới.
Cái kết cay đắng của 'nàng thơ' từng được Picasso yêu say đắmLà người tình bí mật của Picasso suốt 8 năm, Walter có một đứa con rồi bị ông bỏ rơi. Dù vậy, khi Picasso mất, bà tự tử vì thấy cuộc sống hết ý nghĩa.