Mới đây,ịgiảmcânngườiphụnữđikhámraungthưthựcquảkeo truc tuyen các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển - Uông Bí, Quảng Ninh, đã phẫu thuật cho nữ bệnh nhân bị ung thư thực quản. Trước khi nhập viện, bệnh nhân có dấu hiệu buồn nôn và nôn nhiều dịch dạ dày, gầy yếu, giảm cân. Thông qua kết quả nội soi dạ dày, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có cục bã thức ăn vùng môn vị và khối u thực quản. Sau khi sinh thiết, bác sĩ kết luận bà mắc ung thư biểu mô sừng hóa độ II.
Bệnh nhân được chỉ định nhập viện và phẫu thuật. Bác sĩ đã lấy cục bã thức ăn, cắt đoạn thực quản tạo hình bằng dạ dày và lập lại lưu thông thực quản dạ dày bằng máy nối tự động.
Hiện nay, ung thư thực quản đã trở thành mối quan tâm toàn cầu, với tỷ lệ phổ biến đứng hàng thứ 8 trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm, hơn 450.000 trường hợp mắc mới và có đến 400.000 ca trong số đó tử vong. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới gấp ba lần.
Thực quản là đoạn ống tiêu hóa giữa cổ họng và dạ dày. Ung thư thực quản là tổn thương ác tính, thường xuất phát từ lớp biểu mô của thực quản.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Đức Thụ, Bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển - Uông Bí, Quảng Ninh, phẫu thuật ung thư thực quản là phẫu thuật khó trong ung thư đường tiêu hóa. Vị trí giải phẫu phức tạp từ vùng ngực phải, bụng, cổ trái, cận kề tim, phổi và các mạch máu lớn.
Ung thư thực quản ở giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu rõ rệt, bệnh chủ yếu được phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ hoặc tầm soát một bệnh lý khác.
Khi ung thư tiến triển, người bệnh mới bắt gặp triệu chứng nuốt nghẹn, sụt cân, thiếu máu, tăng tiết nước bọt. Ở giai đoạn muộn, khối u đã xâm lấn ra ngoài thực quản gây nên triệu chứng khó thở, ho, sặc, khàn tiếng, đau khi nuốt, đau ngực, đau lưng hoặc đau bụng vùng thượng vị. Bác sĩ khuyến cáo khi có các triệu chứng trên kéo dài trên 2 tuần, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
(责任编辑:Cúp C2)