Kiểm duyệt bài hát tồn tại nửa thế kỷ, cơ hội nào cho thể nghiệm của giới trẻ?_soi kèo sunderland

 人参与 | 时间:2025-01-10 12:02:22

Ít nghệ sĩ Việt Nam có khát vọng vươn xa

Hội thảo Văn hoá 2022 với chủ đề “Thể chế,ểmduyệtbàiháttồntạinửathếkỷcơhộinàochothểnghiệmcủagiớitrẻsoi kèo sunderland chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hoá” vừa diễn ra ngày 17/12 tại Bắc Ninh. Với tư cách là người trực tiếp làm công việc văn hoá và sáng tạo, nhạc sĩ Quốc Trung thẳng thắn chia sẻ dù Việt Nam có một nền âm nhạc tương đối có bề dầy và khá đa dạng nhưng nền công nghiệp âm nhạc còn rất mới mẻ bởi chưa thực sự được xây dựng theo chuẩn mực. 

Theo nhạc sĩ Quốc Trung, xây dựng chiến lược phát triển cho nền âm nhạc Việt Nam cần học hỏi từ sự phát triển chung của nhân loại. 

“Đi đâu và tại hội nghị nào, tôi cũng nhận thấy chúng ta lấy sự phát triển của K-Pop (nhạc Hàn Quốc - PV)làm ví dụ điển hình về công nghiệp âm nhạc và sáng tạo. Tuy nhiên, chúng ta lại không phân tích và đưa ra được sự khác biệt về kinh tế và xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc, cũng như chưa nghiên cứu sâu sắc về hoàn cảnh, nguyên nhân dẫn đến sự thành công đó. 

Vì vậy, việc quan trọng đầu tiên trong xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hoá, sáng tạo, mà trong đó âm nhạc chiếm phần chính, là đánh giá thực trạng và tiềm năng. Từ đó, chúng ta mới đưa ra một sách lược phù hợp, chính xác và bền vững”, nhạc sĩ Quốc Trung nói.

Nhạc sĩ Quốc Trung (Ảnh: Hoàng Hà).

Nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng, lâu nay mọi giao lưu văn hoá với bên ngoài vẫn chỉ là các đoàn ra, đoàn vào theo phương thức trao đổi văn hoá, chưa thực sự là nhu cầu của công chúng. Nghệ sĩ quốc tế vào Việt Nam đa phần cũng đã qua thời đỉnh cao, từ 20-30 năm trước. Vì thế, chúng ta thiếu sự cởi mở, không tiếp cận được đa dạng của nghệ thuật từ người hưởng thụ, nghệ sĩ cho tới các cấp quản lý. 

“Rất ít nghệ sĩ của Việt Nam có khát vọng vươn xa hay ước mơ mang âm nhạc của mình ra bên ngoài. Các sản phẩm âm nhạc phần lớn chưa mang lại trải nghiệm đỉnh cao khó quên, để trở thành nhu cầu thiết yếu đối với khán giả”, nhạc sĩ Quốc Trung khẳng định.

Cơ chế kiểm duyệt phải thay đổi

Dù vậy, nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng cũng cần có những đánh giá khách khách quan, bởi sáng tạo mới của chúng ta ít có cơ hội được xuất hiện, được thể nghiệm bởi sự lạc hậu và thiếu cởi mở của các nhà tổ chức và nhà quản lý. 

“Nếu chế độ kiểm duyệt của chúng ta vẫn đang loay hoay xét duyệt, phúc khảo những bài hát có tuổi đời hơn nửa thế kỷ của những nghệ sĩ tên tuổi hay thậm chí phúc khảo cả dàn nhạc giao hưởng với nhạc phẩm Carmen của Bizet thì cơ hội nào cho những sự thể nghiệm đôi khi mang tính phá cách của lớp trẻ? Hay nếu mời dàn nhạc giao hưởng London hay nghệ sĩ độc tấu nổi tiếng thế giới vào Việt Nam biểu diễn những tác phẩm khí nhạc mà vẫn phải mời hội đồng phúc khảo duyệt chương trình? 

Tôi không hề phản đối việc kiểm duyệt, cấp phép những chương trình ca nhạc nhưng đã đến lúc nó cần được nhìn nhận là những hướng dẫn, định hướng mang tính ủng hộ, hỗ trợ các nhà sản xuất tư nhân. Hãy trao cho họ những trách nhiệm với cộng đồng, với khán giả và cả sự hợp tác với cơ quan quản lý thay vì thay vì kiểm soát hay soi xét họ.

Việc quản lý và kiểm duyệt cũng cần đồng nhất, tránh cảm tính cá nhân. Những quy định, luật định rõ ràng, tỉ mỉ là cần thiết cho dù có thể có những đặc thù và khắt khe, đều sẽ nhận được sự đồng lòng", nhạc sĩ Quốc Trung thẳng thắn.

Nhạc sĩ Quốc Trung nhắc lại thực trạng khi nói về nền công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc thường chỉ biết đến K-Pop hay các ngôi sao pop, rock trong nền công nghiệp có giá trị nhiều tỷ Bảng Anh mà ít biết nhạc indie hay điện tử của Hàn Quốc cũng rất phát triển. Âm nhạc dân gian, jazz hay cổ điển của họ cũng có nhiều ngôi sao tầm cỡ thế giới và được nhà nước hỗ trợ rất nhiều.

Nhạc sĩ lấy ví dụ, LSO là dàn giao hưởng nổi tiếng thế giới được hỗ trợ biểu diễn tại trung tâm nghệ thuật Barbican Center, cũng như Hội đồng Anh thường xuyên hỗ trợ cho các nghệ sĩ trẻ hay âm nhạc dân gian tại các festival âm nhạc như Celtic Connection hay The Great Escape. Điều này tác động lớn và góp phần tạo nên nền công nghiệp âm nhạc phát triển hàng đầu trên thế giới. 

Hàng trăm không gian âm nhạc lớn, nhỏ được chính phủ hỗ trợ kinh phí cho các thể nghiệm mới, các nghệ sĩ trẻ, gương mặt mới… với mục đích nâng cao năng lực sáng tạo cho nghệ sĩ của nước nhà. Doanh thu hàng tỷ Bảng Anh từ nền công nghiệp cũng sẽ đóng góp cho nền kinh tế, phúc lợi xã hội hay thuế từ các lĩnh vực đó. 

“Do vậy, việc đầu tư lại cho những không gian âm nhạc này là điều bắt buộc. Theo những báo cáo, nền công nghiệp sáng tạo mà mũi nhọn là ngành công nghiệp biểu diễn đang có đóng góp đáng kể. Vì vậy, xây dựng hay phát triển ngành cần có những kế hoạch thúc đẩy và phát triển cụ thể. Muốn xây dựng được nền công nghiệp cần phải có chiến lược và muốn nền công nghiệp phát triển bền vững cần đầu tư lâu dài về đội ngũ”, nhạc sĩ Quốc Trung chia sẻ.

顶: 231踩: 14385