Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn cho biết,àthơLâmThịMỹDạquađờket qua vdqg nhat nữ sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ mắc bệnh mất trí nhớ (alzheimer) từ nhiều năm nay.
"Nữ sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ mang trái tim đàn bà đa đoan đi giữa cuộc đời nhiều bất trắc", nhà thơ Lê Thiếu Nhơn chia sẻ.
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949 tại Quảng Bình, sống cùng chồng - nhà văn, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường tại Huế. Bà là hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1978, từng học Trường viết văn Nguyễn Du; tham gia khóa đào tạo tại Học viện Gorki (Liên Xô cũ), Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khóa III và IV.
Bà từng giành giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1971-1973; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơBài thơ không năm tháng;Giải A thơ của Ủy ban toàn quốc các Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam năm 1999; Giải A thơ Giải thưởng văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2004) của UBND tỉnh và Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế.
Năm 2007, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với 3 tập thơ: Trái tim sinh nở(1974), Bài thơ không năm tháng (1983), Đề tặng một giấc mơ(1988). Năm 2005, tập thơ Cốm non(Green rice) của bà được dịch ra tiếng Anh, in và phát hành tại Mỹ.
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ từng tâm sự về hành trình sáng tạo: “Ngày xưa khi còn rất trẻ, chỉ cần gọi một tiếng là tôi có thể lao vào nơi nguy hiểm, đó là vùng đất rất ác liệt, con đường loang lổ vết đạn bom... Tôi đã sống với những thực tế mà chính nó đã là bài thơ hùng tráng mà không cần phải lao động, sáng tạo nhiều.
Còn bây giờ khi đã thành một người vợ, người mẹ, người làm thơ thì tôi không còn sống cho riêng thơ được nữa. Làm vợ, làm mẹ đã khó mà làm thơ lại càng khó hơn. Cái khổ của người làm vợ, làm mẹ là cái khổ của thân xác đồng hành cùng hạnh phúc, là cái khổ, niềm hạnh phúc có thể chia sẻ được. Còn cái khổ cũng như hạnh phúc của người làm thơ là mình tự biết mình, không ai chia, không ai gánh...”.
Chuyện tình lãng mạn của nhà thơ Đặng Nguyệt AnhCâu chuyện của nhà thơ Đặng Nguyệt Anh được ví như bản tình ca bất hủ cho nhiều thế hệ - một tình yêu cháy bóng da diết được chuyển hóa thành thơ.