Quốc gia từng thất bại khi chuyển sang dạy toàn bằng tiếng Anh giờ ra sao?_kqbd nữ việt nam

 人参与 | 时间:2025-01-20 00:32:20

Malaysia,ốcgiatừngthấtbạikhichuyểnsangdạytoànbằngtiếngAnhgiờkqbd nữ việt nam một quốc gia nổi tiếng với sự đa dạng về ngôn ngữ, từ lâu đã phải "gồng mình" với việc cân bằng ngôn ngữ quốc gia, tiếng Bahasa Malaysia (Mã Lai), và nhu cầu nâng cao trình độ tiếng Anh của người dân.

Năm 2023, quốc gia Đông Nam Á chỉ xếp sau Singapore và Philippines ở châu Á về trình độ tiếng Anh, được đánh giá ở mức độ "thông thạo cao", theo bảng xếp hạng chỉ số thành thạo tiếng Anh EF EPI.

IMG_2731.jpg
Malaysia xếp thứ 3 châu Á về trình độ tiếng Anh. Ảnh: Malay Mail.

‘Cân bằng’ với di sản của lịch sử

Ảnh hưởng của tiếng Anh ở Malaysia bắt nguồn từ thời thuộc địa Anh. Trong thời kỳ này, tiếng Anh là ngôn ngữ hành chính và quản trị. Người Anh bắt buộc người dân Malaysia sử dụng tiếng Anh làm phương tiện giao tiếp trong chính phủ, luật pháp và các dịch vụ công.

Anh cũng áp dụng hệ thống giáo dục trung học bằng tiếng Anh, thành lập các trường dạy tiếng Anh trên khắp Malaysia, đảm bảo rằng học sinh sử dụng thành thạo ngoại ngữ này. Nhiều tổ chức giáo dục, chẳng hạn như Trường Cao đẳng Malay Kuala Kangsar (MCKK), tiếp tục giữ vị thế danh giá cho đến ngày nay.

Sau khi độc lập vào năm 1957, Malaysia tiếp tục nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, một bộ phận nhà hoạch định chính sách và công chúng giữ thái độ “bảo thủ” với tiếng Anh, gọi đây là bahasa penjajah (nghĩa đen là 'ngôn ngữ của người thuộc địa').

Có nên bãi bỏ nền giáo dục trung học bằng tiếng Anh đã trở thành một trong những vấn đề chính được tranh luận. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Mã Lai coi nền giáo dục trung học bằng tiếng Anh là một phần trong chương trình nghị sự của Anh nhằm duy trì quyền kiểm soát đất nước sau khi giành độc lập. Do đó, việc thay thế tiếng Anh bằng tiếng Mã Lai làm phương tiện giảng dạy là rất quan trọng. 

Chính phủ mới thành lập của Malaysia buộc phải tìm cách cân bằng, quảng bá tiếng Bahasa Malaysia như một ngôn ngữ quốc gia thống nhất. Điều này được quy định trong Đạo luật Ngôn ngữ Quốc gia năm 1967, trong đó bắt buộc sử dụng tiếng Mã Lai làm ngôn ngữ chính thức, theo một nghiên cứu của Đại học Cambridge. 

Do đó, từ năm 1970 trở đi, việc loại bỏ tiếng Anh làm phương tiện giảng dạy khỏi hệ thống giáo dục Malaysia đã được thực hiện một cách tích cực, đồng thời tiếng Mã Lai được đẩy mạnh, không chỉ trong giáo dục mà còn trong mọi lĩnh vực của đời sống công cộng.

‘Đảo ngược’ lựa chọn quá khứ

Năm 2003, chính phủ Malaysia đưa ra chính sách Pengajaran dan Pembelajaran Sains dan Matematik Dalam Bahasa Inggeris (Dạy và học Khoa học và Toán bằng tiếng Anh) (PPSMI). Sáng kiến ​​này nhằm mục đích nâng cao trình độ tiếng Anh của học sinh và chuẩn bị tốt hơn cho nền kinh tế toàn cầu bằng cách dạy các môn học quan trọng này bằng tiếng Anh từ bậc tiểu học trở đi. Chính sách được kỳ vọng tạo ra một thế hệ người Malaysia thông thạo cả các môn kỹ thuật và tiếng Anh.

Tuy nhiên, việc triển khai PPSMI gặp phải nhiều thách thức. Khoảng cảnh thành thị-nông thôn đáng kể đã xuất hiện, trong đó các trường học ở nông thôn gặp khó khăn do thiếu nguồn lực và giáo viên có trình độ thông thạo tiếng Anh. 

Ngoài ra, nhiều học sinh cảm thấy khó nắm bắt các khái niệm toán học và khoa học phức tạp bằng ngôn ngữ thứ hai, dẫn đến kết quả học tập giảm sút.

Năm 2009, sau nhiều cuộc tranh luận và phản hồi của công chúng, chính phủ Malaysia đã công bố thay đổi chính sách. Từ năm 2012 trở đi, Toán và Khoa học sẽ được dạy bằng tiếng Mã lai trong các trường học quốc gia và bằng tiếng Tamil, tiếng Trung trong các trường học bản ngữ. 

Những lý do chính được đưa ra là do chính sách này không đạt được mục tiêu đề ra và tác động tiêu cực đến kết quả học tập của học sinh. “Tôi không nói rằng đó là một thất bại hoàn toàn nhưng nó đã không đạt được những mục tiêu mong muốn mà lẽ ra phải đạt được”, Bộ trưởng Giáo dục Muhyiddin nói trong một cuộc họp báo. 

Ông cho biết tỷ lệ học sinh đạt điểm A đến C môn khoa học đã giảm 2,5% ở các trường thành thị và 3% ở các trường nông thôn. Đối với môn toán, kết quả giảm khoảng 4% ở cả trường thành thị và nông thôn. Chỉ có 8% giáo viên sử dụng tiếng Anh riêng trong lớp học trong khi việc sử dụng tiếng Mã Lai vẫn còn phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, theo The Guardian.

Chính phủ Malaysia cam kết tăng cường giáo dục tiếng Anh thông qua các biện pháp khác, bao gồm tăng thời gian dạy tiếng Anh trong trường học, tăng cường các chương trình đào tạo giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy và tuyển dụng hơn 14,000 giáo viên Tiếng Anh mới.

Ngoài ra, chính sách Phát triển tiếng Mã Lai và Tăng cường tiếng Anh (MBMMBI), được đưa ra vào năm 2010, nhằm đạt được sự cân bằng giữa việc thúc đẩy tiếng Bahasa Malaysia và nâng cao trình độ tiếng Anh. 

Năm 2016, Malaysia giới thiệu Chương trình song ngữ (DLP), cho phép các trường lựa chọn dạy Toán và Khoa học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Mã Lai. DLP thể hiện một cách tiếp cận đa sắc thái hơn, thừa nhận tầm quan trọng của tiếng Anh đồng thời tôn trọng vai trò của ngôn ngữ quốc gia.

Hiện tại, tiếng Anh vẫn là môn học bắt buộc trong các trường học ở Malaysia, học sinh bắt đầu học tiếng Anh từ bậc tiểu học và tiếp tục đến bậc trung học. Chương trình giảng dạy được thiết kế để phát triển kỹ năng đọc, viết, nói và nghe của học sinh. 

Trong giáo dục đại học, nhiều trường cung cấp các chương trình bằng tiếng Anh, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), nhằm nâng cao hơn nữa trình độ ngoại ngữ của sinh viên.

Tử Huy

顶: 86踩: 85