Chia sẻ trên được ông Hồ Đức Phớc,đểkhôngthanhlýxechởtiềnkhichuyểnsangthanhtoánkhôngtiềnmặath. bilbao – osasuna Bộ trưởng Bộ Tài chính đưa ra tại Hội thảo “Nâng cao bảo mật, an toàn giao dịch không tiền mặt” do Vụ Thanh toán, Vụ Truyền thông (Ngân hàng Nhà nước), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia (Napas), Sở Công Thương TP.HCM và các đơn vị liên quan tổ chức ngày 14/6 tại TP.HCM. Đây là một sự kiện trong khuôn khổ chương trình “Ngày không tiền mặt 2024”.
Kho để không, thanh lý xe chở tiền khi chuyển sang thanh toán không tiền mặt
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, trong thời đại kỷ nguyên số, thanh toán không tiền mặt là xu hướng tất yếu trong việc hội nhập quốc tế, sản xuất kinh doanh.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của thanh toán không dùng tiền mặt đối với đời sống xã hội, trong những năm qua, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị thuộc Bộ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực tài chính.
Về thu ngân sách, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và Kho bạc Nhà nước đang không ngừng mở rộng phối hợp thu ngân sách với các ngân hàng thương mại. Kết quả, đến nay hơn 99% giao dịch thu ngân sách đã thực hiện theo các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Về chi ngân sách, Kho bạc Nhà nước đã hoàn thành cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với tất cả các thủ tục hành chính và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; Đồng thời, triển khai trên diện rộng việc thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, viễn thông theo văn bản ủy quyền của đơn vị sử dụng ngân sách.
Đến nay, đã có hơn 40.000 đơn vị sử dụng ngân sách ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước tự động thanh toán các khoản chi điện, nước, viễn thông trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến với tổng số tiền đã thanh toán là hơn 3.000 tỷ đồng.
“Trước đây, Kho bạc có kho chứa tiền, xe chở tiền, nhưng nay thanh toán không tiền mặt, kho để không, xe thanh lý hết”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, sự phát triển không ngừng của các hình thức, phương tiện thanh toán mới, thanh toán trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động… đã giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo minh bạch các hoạt động thanh toán phục vụ nhu cầu chi trả hàng ngày của toàn xã hội.
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên đã đem lại những kết quả tích cực, giúp giảm mạnh tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong thu - chi ngân sách Nhà nước. Năm 2023, tỉ lệ thu - chi ngân sách Nhà nước bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 99,9% tổng thu - chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước.
6 năm kiên trì thúc đẩy thanh toán không tiền mặt
Ông Lê Thế Chữ, Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ chia sẻ, cách đây 6 năm, lần đầu tiên tổ chức chương trình Ngày không tiền mặt, việc người dân không mang tiền mặt khi đi chợ, sử dụng dịch vụ công, ăn ở quán bình dân… hầu hết chỉ đơn giản là do quên ví. Việc chuyển khoản, thanh toán không tiền mặt lúc đó còn ít và khá xa lạ.
Trước thực tế đó, nhằm thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, báo Tuổi Trẻ cùng Vụ truyền thông, Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), Napas quyết định tổ chức chương trình Ngày không tiền mặt. Trong 6 năm qua, các bên đã kiên trì và linh hoạt tổ chức thực hiện nhiều nội dung, hoạt động truyền thông khác nhau.
Trong đó, Ngày không tiền mặtđã tổ chức 5 hội thảo quốc gia với các chủ đề khác nhau như: Xây dựng và hiến kế để tiến đến quốc gia không tiền mặt, chuyển đổi số để hướng tới xã hội không tiền mặt, kết nối dữ liệu thúc đẩy thanh toán không tiền mặt…
Đặc biệt, chương trình năm 2023 đã gặt hái được nhiều thành công vượt bậc cả về số lượng, hình thức tổ chức cũng như hiệu quả mang lại, trong đó có khóa tập huấn kỹ năng quản lý thu chi không tiền mặt đã được tổ chức cho hàng trăm nhân viên thu ngân; Phát động dán mã thanh toán không tiền mặt cho hàng nghìn điểm thanh toán và lễ hội không tiền mặt với hơn 50.000 lượt người tham dự.
Theo ông Lê Thế Chữ, đến nay, rất nhiều quán ăn bình dân, nơi bán những món đồ rất nhỏ cũng in mã QR để khách “quét, chạm”. Thậm chí, có rất nhiều tài xế xe ôm còn in QR Code để khách hàng thanh toán. Lý do đơn giản vì nó thực sự tiện ích.
Tuy nhiên, theo ông Lê Thế Chữ, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thanh toán không tiền mặt là những chiêu lừa đảo, chiếm đoạt tiền ngày càng tinh vi, ăn theo những tiện ích của thanh toán không tiền mặt. Số tiền thiệt hại từ chỗ chỉ vài triệu, nay nhiều vụ đã lên đến cả trăm tỷ đồng.
Chính vì thế, cùng với việc ủng hộ thanh toán không tiền mặt thì mong muốn giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tốt hơn an ninh, an toàn khi người dân kích hoạt phương thức thanh toán không tiền mặt sau khi mở tài khoản, đang là nhu cầu thực tế.
Từ nhu cầu trên, ban tổ chức đã quyết định chọn chủ đề chương trình Ngày không tiền mặt 2024là “Thúc đẩy phát triển giao dịch không tiền mặt an toàn”.