- Các giáo viên giỏi ngoài khả năng chuyên môn còn phải là những nhà tâm lý thực thụ và khéo léo để giải quyết vô vàn những lời đề nghị không chỉ từ học sinh mà từ cả những vị phụ huynh.
Các cô giáo đã thể hiện khả năng xử lý tình huống sư phạm tại Hội thi Cô giáo tài năng duyên dáng toàn quốc năm 2017. |
Các tình huống sư phạm này cũng được đưa ra để thử thách thức khả năng xử lý linh hoạt của các cô giáo tại Hội thi Cô giáo tài năng duyên dáng toàn quốc năm 2017 vừa qua.
Trong phần thi xử lý tình huống sư phạm,ôgiáoxửtríkhiphụhuynhquanchứcmuốnbỏqualỗicủkết quả bóng đá ecuador cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền (Trường Tiểu học, THCS và THPT Văn Lang, tỉnh Quảng Ninh) đứng trước tình huống khó nhằn khi một học sinh mắc lỗi và chuẩn bị đưa ra xét ở hội đồng kỷ luật nhà trường thì phụ huynh em vốn là người có chức vụ chủ chốt ở địa phương đến đề nghị cô giáo chủ nhiệm xin hội đồng kỷ luật chiếu cố và cho qua.
Cô Hiền cho rằng, những tình huống sư phạm sẽ được xử lý dựa trên tình thương, sự lắng nghe và chia sẻ song vẫn phải cần đảm bảo sự nghiêm khắc và không thể cho qua tất cả các lỗi lầm của học sinh.
Do đó, trước tình huống này, cô Hiền đưa ra hướng xử trí sẽ lắng nghe ý kiến của phụ huynh trong cuộc trao đổi. Sau đó sẽ chia sẻ quan điểm của mình với phụ huynh một cách thẳng thắn, nhưng khéo léo. “Giáo dục học sinh đòi hỏi có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Tôi sẽ chia sẻ để phụ huynh hiểu rằng là phụ huynh thì đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình, nhưng cần hiểu chúng ta vừa bao dung nhưng cũng phải nghiêm khắc, không bao che và học cách nhìn nhận khuyết điểm của con em mình. Như vậy mới có thể giúp các con phát triển, hoàn thiện hơn cả về nhân cách lẫn trí tuệ”.
Theo cô Hiền, chỉ cần một sự bao che rất nhỏ giờ đây thôi, qua từng ngày sự bao che ấy sẽ càng lớn dần lên và sẽ tạo nên một tâm lý ỉ lại từ các con cho phụ huynh cũng như nhà trường.
“Tôi sẽ cố gắng như một người bạn để chia sẻ và lắng nghe học sinh. Bởi tôi hiểu, việc chuẩn bị đưa ra xét kỷ luật thì tâm lý các em sẽ rất hoang mang và với những học sinh không làm chủ được mình thì sẽ trượt dốc rất nhanh. Vì vậy, ngoài việc phân tích, động viên phụ huynh học sinh hiểu rằng cần có những hình thức kỷ luật để đưa con em mình vào khuôn khổ, sau khi học sinh nhận mức kỷ luật tôi cũng sẽ cùng phụ huynh có những lời động viên để em học sinh cố gắng hơn trong thời gian tới.
Với tình thương của một giáo viên, tôi sẽ tâm sự và tiếp tục động viên học sinh để em có thể cảm nhận được bên cạnh việc mắc lỗi mình phải chịu một mức kỷ luật nhưng vẫn có thầy cô, bố mẹ bên cạnh để từ đó em có động lực tiếp tục học tập và rèn luyện nhân cách trên ghế nhà trường”, cô Hiền nói.
Play