'Cần phải chấn chỉnh ca sĩ hát sai lời để đảm bảo giá trị tác phẩm'_kq vdqg my
Từng là ca sĩ và hiện là đại biểu Quốc hội,ầnphảichấnchỉnhcasĩhátsailờiđểđảmbảogiátrịtácphẩkq vdqg my bà cảm nhận ra sao về hiện tượng ca sĩ hát sai lời?
Nếu đứng ở góc độ là khán giả hay nhạc sĩ - cha đẻ của các ca khúc, tôi nghĩ họ sẽ không đồng tình với việc ca sĩ hát sai lời. Nhưng đứng ở góc độ là người đã từng đứng trên sân khấu tôi có thể hiểu được có vô vàn nguyên nhân, lý do dẫn đến việc ca sĩ hát sai lời. Có những lý do là khách quan, nhưng có cũng có những lý do là chủ quan.
Nhưng suy cho cùng dù bất cứ lý do gì đi nữa cũng không thể phủ nhận trách nhiệm của một người nghệ sĩ, ca sĩ là phải "bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả" theo quy định của pháp luật.
Có ý kiến cho rằng việc hát sai lời trách nhiệm không chỉ thuộc về ca sĩ mà lỗi chuyên môn trong một chương trình lớn thì vai trò của bầu sô và nhà sản xuất cũng cần được đặt ra, bà nghĩ sao về điều này?
Tôi đồng tình với ý kiến này. Trước khi chương trình diễn ra, nhà sản xuất hoặc đơn vị tổ chức chương trình sẽ phải thực hiện nhiều khâu như: Xin cấp phép biểu diễn của các cơ quan chức năng trong đó quy định nhà sản xuất hoặc đơn vị tổ chức chương trình phải "Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan”.
Hồ sơ cấp phép cũng có quy định phải cung cấp bản nhạc của tác phẩm cho cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép. Ngoài ra, chương trình phải thường được chạy, tổng duyệt, thẩm định trước khi biểu diễn chính thức. Trong quá trình đó nhà sản xuất, đơn vị tổ chức, đạo diễn chương trình phải yêu cầu ca sĩ đảm bảo chuyên môn trong đó có việc hát đúng với bản nhạc đã được cấp phép. Chính vì vậy, trách nhiệm này thuộc về Nhà sản xuất hoặc đơn vị tổ chức chương trình.
Thế hệ ca sĩ trước như của bà, hiện tượng các ca sĩ hát sai lời có phổ biến như bây giờ và các ca sĩ mắc lỗi như vậy phải đối mặt với hình phạt nào của nghề và dư luận?
Hiện tượng ca sĩ hát sai lời không phải chuyện lạ thời nay mới có, mà đó là "căn bệnh trầm kha" của nhiều ca sĩ khi chỉ biết nghe rồi thuộc lời, thuộc giai điệu một cách "bản năng" mà không đọc bản nhạc dẫn đến không những sai lời mà sai cả giai điệu. Một người hát sai rồi trở thành nhiều người hát sai.
Điều này càng trở nên phổ biến hơn khi thời đại công nghệ phát triển khi mà việc tìm kiếm ca sĩ, lời bài hát trên mạng chỉ bằng một thao tác trên máy tính hoặc thiết bị smartphone một cách dễ dàng. Nhưng ngay cả lời bài hát trên mạng cũng không đáng tin cậy về độ chính xác 100% do không được cung cấp bản nhạc gốc.
Cho đến nay vẫn chưa có chế tài cho việc ca sĩ hát sai lời. Có chăng là khi người nhạc sĩ có thông tin về việc ca sĩ hát sai lời thì yêu cầu đơn vị tổ chức chương trình điều chỉnh, không đồng ý cho ca sĩ, tiết mục đó được biểu diễn hoặc phát sóng... Nếu chương trình đã diễn ra rồi mà bị khán giả phát hiện thì ca sĩ hoặc chương trình đó sẽ phải đối mặt với dư luận.
Trước đây việc ca sĩ hát sai lời có bị coi là lỗi nghiêm trọng và đã có ca sĩ nào mà bà biết vì hát sai lời mà phải dừng ca hát vì tự trọng với nghề không?
Từ trước đến nay việc ca sĩ hát sai lời chưa được coi là lỗi nghiêm trọng. Tuy nhiên, vấn đề này tới đây cũng cần phải được chấn chỉnh nhằm đảm bảo giá trị của tác phẩm, tôn trọng tác giả, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghệ sĩ khi thể hiện tác phẩm trước công chúng.
Về việc ca sĩ hát sai lời mà phải dừng ca hát vì tự trọng với nghề thì theo sự hiểu biết của tôi chưa có trường hợp nào. Tôi không dám chắc lắm về điều này.
Theo bà, cơ quan quản lý văn hóa nên có giải pháp hay chế tài nào để hiện tượng hát sai lời được giải quyết triệt để?
Có một số biện pháp để giải quyết vấn đề này như: Hoàn thiện về chính sách đối với hoạt động biểu diễn; Làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật để các ca sĩ, nghệ sĩ hiểu biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.
Bên cạnh đó, cũng cần tạo kênh thông tin tin cậy đăng tải các bản nhạc gốc của các nhạc sĩ để cho mọi người có thể dễ dàng truy cập và sử dụng. Khi thẩm duyệt các chương trình nghệ thuật cần cung cấp bản nhạc gốc cho Hội đồng thẩm định sẽ hạn chế được những sai sót không đáng có.
'Hát không để ý lời cũng giống nói mà không biết đang nói gì'
"Tôi nói ra sẽ thành mích lòng các em nhưng nếu hát không để ý lời cũng giống nói mà không biết đang nói gì. Hát một bài hát nên chú trọng lời, nghĩ đến ý nghĩa sâu xa của bài' - nhạc sĩ Đức Huy.本文地址:http://vip.rgbet01.com/html/361b998770.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。