Trong tình hình hiện nay,ĐổimớinộidungphươngthứchoạtđộngcủaĐoàlịch bóng đá cúp ý nội dung và các hoạt động của Đoàn cần phải đổi mới một cách phong phú, hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu của đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Do đó, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã và đang đề ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác đoàn kết tập hợp, chăm lo cho thanh niên trên địa bàn tỉnh.
“Một ngày cùng ăn, cùng làm, cùng ở với mẹ Việt Nam anh hùng” là một chương trình sáng tạo và ý nghĩa của Thị đoàn Thuận An. Ảnh: T.LÊ
Bình Dương hiện có hơn 1 triệu thanh niên, chiếm hơn 50% dân số của tỉnh, trong đó có hơn 89.000 đoàn viên, trên 146.000 hội viên Hội LHTN, trên 19.000 hội viên Hội Sinh viên (số liệu năm 2016). Để đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã cụ thể hóa các nội dung thực hiện Kết luận số 81-KL/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Thực trạng và giải pháp đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong tình hình mới” với 3 nội dung, giải pháp trọng tâm: Một là, nâng cao nhận thức cho cán bộ Đoàn, Hội, Đội, ĐVTN về tầm quan trọng của công tác đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp bộ Đoàn trong tình hình mới; hai là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn, Hội, Đội nhằm tăng cường hiệu quả công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục thanh thiếu nhi (đổi mới phương thức tuyên truyền, giáo dục của Đoàn, đổi mới phương thức tổ chức, triển khai phong trào thi đua) và kiện toàn tổ chức bộ máy của Đoàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Đoàn, tập trung củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn, đẩy mạnh công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền và đoàn thể các cấp trong thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020.
Thực tế thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã tập trung nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo nhiều giải pháp, mô hình, cách làm để tự đổi mới, tự hoàn thiện, nâng cao sự hấp dẫn trong từng hoạt động, phong trào và xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh. Một số hoạt động đã tạo sức lan tỏa lớn, hiệu ứng xã hội rộng rãi, thu hút đông đảo ĐVTN tham gia, trở thành phong trào thi đua của tuổi trẻ, đó là hoạt động giáo dục truyền thống; phong trào tình nguyện và các đội hình tình nguyện được duy trì, thường xuyên đổi mới về nội dung, hình thức; phong trào “Xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”… thu hút, tập hợp đông đảo ĐVTN.
ĐVTN luôn thích sự đổi mới và có khả năng tiếp cận nhanh với cái mới. Vì vậy, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động là yêu cầu khách quan, tất yếu và tự thân của tổ chức Đoàn nếu không muốn bị tụt hậu trước nhu cầu, đòi hỏi của thanh niên. Thực tế thời gian qua, có lúc, có nơi, hoạt động của một số cấp bộ Đoàn có phần bị “chững” lại. Hoạt động giáo dục và hoạt động phong trào có nơi vẫn chưa chú trọng chiều sâu mà còn dàn trải; công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, nhất là thanh niên công nhân vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra; hoạt động của một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh đoàn tuy có đổi mới nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của thanh niên…
Để khắc phục những hạn chế, chị Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Bí thư Tỉnh đoàn cho biết, thời gian tới các cấp bộ Đoàn cần tiếp tục thực hiện tốt việc chủ động rà soát, đánh giá nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các chương trình của Đoàn, Hội, Đội, các phong trào thi đua yêu nước trong ĐVTN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của ĐVTN; đa dạng hóa các hình thức mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; phát huy sức mạnh to lớn của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành đô thị loại I với mục tiêu nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho người dân; tiến tới đô thị văn minh, giàu đẹp.
Bên cạnh đó, Tỉnh đoàn sẽ kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức bộ máy của Đoàn các cấp, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc của Đoàn, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động trong thời kỳ mới. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phải tiết kiệm, thiết thực và bảo đảm thực hiện có hiệu quả Kết luận 81-KL/TU là những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục thanh thiếu nhi trong thời gian tới.
THANH LÊ