Sau giãn cách đại gia Hà Nội xuống tiền chốt ngay nhà đất chục tỷ_kết quả bóng đá hiệp 1

作者:La liga 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【】 发布时间:2025-01-11 01:19:34 评论数:

Nhu cầu tăng

Hà Nội thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 từ ngày 24/7 – 20/9 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao dịch bất động sản. Trong đó,ãncáchđạigiaHàNộixuốngtiềnchốtngaynhàđấtchụctỷkết quả bóng đá hiệp 1 thị trường thổ cư trầm lắng hơn cả do đặc thù riêng, không dễ xoay chuyển sang bán online như đất dự án, chung cư.

Chị P.T, trưởng phòng của một công ty bất động sản cho biết, do thị trường bị nén 2 tháng nên sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, khách có nhu cầu mua nhà đất ở khu vực nội thành “nét” hơn, chốt mua nhanh hơn trước. 

Tuy nhiên, theo chị T. thời điểm này cũng có nhiều chủ nhà chào bán với giá mềm hơn trước. “Đất thổ cư không giống như đất dự án. Giá cả thị trường là một phần, giá đất thổ cư còn phụ thuộc vào nhu cầu của người bán. Chủ đất cần thanh khoản nhanh thì sẽ chào giá mềm để bán nhanh hơn”, chị T. nói.

{keywords}

Thị trường bất động sản dần bắt lại nhịp trở lại sau thời gian dài giãn cách

Về chuyện khách chốt mua nhanh hơn trước, chị T. nhận định có nhiều yếu tố ảnh hưởng: Có khách đang cần nhà gấp, có khách tiền rảnh rỗi nên mua để đầu tư, có khách mua vì tâm lý tranh thủ do lo ngại nếu dịch bệnh lại diễn biến phức tạp thì sẽ khó đi xem nhà.

Anh M.Q – nhân viên môi giới đất thổ cư Hà Nội cho biết, trước thời điểm Hà Nội giãn cách theo chỉ thị 16, đất thổ cư giá trị lớn từ vài chục tỷ đồng để đầu tư xây khu trọ, chung cư mini cho thuê đã khá “nóng”. Việc giãn cách do dịch khiến thị trường trầm lắng nhiều. Sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, nhà đất giá trị lớn lại tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm.

Hiện lượng khách nhắn tin, gọi cho anh Q. để hỏi han thông tin về những mảnh đất giá trị lớn nhiều hơn cả thời điểm trước khi bùng dịch, cho thấy nhu cầu gia tăng. 

Tuy nhiên, dù tỉ lệ người có nhu cầu mua đất rất nhiều nhưng tỉ lệ giao dịch thành công thì giảm hơn so với thời điểm trước dịch Covid- 19. Bởi nhà đầu tư có nhiều băn khoăn về khả năng thanh khoản nhanh để thu hồi vốn của phân khúc này giữa bối cảnh hiện tại.

Nhân viên môi giới này cho biết, anh có 2 vị khách mua theo kiểu công ty để đầu tư nên có giá trị thương mại lớn hàng chục tỷ đồng. Khách hẹn sẽ đi xem đất khi các biện pháp phòng dịch được nới lỏng. Thế nhưng đến giờ, việc dẫn khách đi xem đất vẫn chưa thể diễn ra.

“Khách hàng này không phải mua cá nhân mà là mua theo kiểu công ty đầu tư. Để chốt mua, công ty họ cũng phải họp hội đồng cổ đông, đi xem đất thì phải có luật sư và một số cổ đông, người có trách nhiệm đi cùng. Nói chung việc xem đất cũng cần đi đông người, lo ngại dịch bệnh còn phức tạp cũng như khả năng thanh khoản của thị trường nên khách vẫn còn băn khoăn nghe ngóng thị trường chưa thể chốt thời gian đi xem”, anh Q. chia sẻ.

Dịch chuyển “khẩu vị”

Anh H.P – nhân sự cấp cao của một công ty môi giới bất động sản cho biết, hiện nay thị trường nhà đất thổ cư ở Hà Nội sôi động hơn hẳn so với trước khi áp lệnh giãn cách. Nhu cầu của khách đã được hình thành từ trước thời điểm giãn cách. Tiếp đó, do lệnh giãn cách, các công trình thi công chậm tiến độ khiến thị trường thiếu hụt các dự án chất lượng với đầy đủ pháp lý, dẫn đến tình trạng cháy nguồn cung.

Theo anh P., hầu hết các môi giới vẫn chăm sóc và tương tác với khách mua trong giai đoạn giãn cách nên hết giãn cách thì giao dịch quay lại mạnh mẽ. Đặc biệt, trong thời gian giãn cách, nhiều người có khoản tiền nhàn rỗi sẽ có thời gian và tìm cách đầu tư tăng lợi nhuận. Rất khó để kinh doanh cửa hàng hay một mặt hàng cụ thể sau giãn cách nên nhà đất là kênh trú ẩn an toàn vì thường chỉ lên ít xuống và không bao giờ mất đi.

Anh P. cho biết, nhiều giao dịch sau giãn cách của công ty đều nằm ở phân khúc lớn tiền trên 10 tỷ đồng. Đây là những khách hàng đã tìm hiểu trao đổi từ trước dịch, do thời gian giãn cách nên bị ảnh hưởng gián đoạn. Khách hàng và công ty chỉ chờ sau khi được nới lỏng là việc "chốt" giao dịch. 

Cũng theo vị môi giới này, dịch bệnh, lệnh giãn cách cũng ảnh hưởng đến tâm lý khách mua và xu hướng lựa chọn bất động sản. Sau giãn cách, nhiều người đã về quê, vừa gần gia đình vừa có cuộc sống bình yên, trong lành hơn. Điều này sẽ tạo ra xu hướng lựa chọn bất động sản sau dịch. Người dân thích những nơi ở thoáng rộng, gần gũi thiên nhiên, có thể sẽ khiến bất động sản ở trung tâm thành phố bớt dần sức hút. Trong khi đó, nhà đất vùng lân cận cũng được nhà đầu tư quan tâm.

Có thể thấy dù thị trường bất động sản đang chịu tác động mạnh và bức tranh chung không được sáng  như những năm trước dịch Covid-19 khiến cung - cầu nhiều lúc đứt gẫy nhưng nhìn chung về lâu dài đây vẫn là kênh đầu tư tốt và tiềm năng. Bởi đáp ứng được các yêu cầu về an toàn vốn, khả năng sinh lời và có tính thanh khoản nên lượng người tham gia thị trường nhất là phân khúc đất nền vẫn tăng cao giữa đại dịch.

Ghi nhận tại một số khu vực giá đất đã giảm so với thời điểm sốt đất. Một môi giới khu vực La Phù (Hoài Đức) cho biết, trước “sốt đất” giá nhà đất khu vực này trung bình khoảng 55 – 60 triệu đồng/m2. Giai đoạn “sốt” thì lên khoảng 80 – 90 triệu đồng/m2. Còn hiện tại mức giá này trung bình trong khoảng 75 – 80 triệu đồng/m2.

Giá đất tại Hoà Lạc không có nhiều biến động. Đất thổ cư trong làng, trong ngõ (ô tô vào được) đang có giá trung bình từ 12 - 13 triệu đồng/m2. Còn với đất phân lô, vị trí đẹp, pháp lý rõ ràng thì đang dao động trong khoảng 17 - 18 triệu đồng/m2...

Đánh giá thị trường thời điểm này, nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, trước khi đầu tư đất nền cần phải hết sức lưu ý xem xét kỹ vì trong mấy tháng đầu năm có xảy ra tình trạng “sốt đất”. Khi “sốt đất” giá đất không thực, là “giá ảo”, “giá bong bóng” nếu đầu tư chỉ có thua thiệt và thực tế là chưa đầu tư đã thấy lỗ. Các nhà đầu tư cần có sự tính toán thận trọng và dài hạn với lộ trình tài chính rõ ràng. Những nhà đầu tư bán tháo thời điểm hiện tại là do nguồn lực tài chính không đủ mạnh để trụ lại. 

Thùy Minh

Phó Thủ tướng: Không để ‘sốt đất’ sau dịch Covid-19, siết phân lô trái luật

Phó Thủ tướng: Không để ‘sốt đất’ sau dịch Covid-19, siết phân lô trái luật

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu theo dõi, tránh khả năng tăng nóng cục bộ giá bất động sản trong các tháng còn lại của năm khi dịch bệnh được kiểm soát và dòng vốn tăng, không để xảy ra chuyển nhượng trái pháp luật, sai mục đích…