Kế hoạch triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 năm 2020 của Bộ TT&TT vừa được Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn ký quyết định phê duyệt.
Bộ TT |
Kế hoạch hướng tới mục tiêu cung cấp đầy đủ 100% các dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ ở mức độ 4; phấn đấu tỷ lệ thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng số thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3,ộTTTTnângcấpdịchvụcôngtrựctuyếnlênmứctrongnăket qua nice 4 và tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến hàng năm tăng gấp đôi trong giai đoạn 2020 - 2021. Đạt tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia theo lộ trình của Chính phủ giao.
Một mục tiêu cụ thể của kế hoạch trong năm nay là hoàn thành Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ TT&TT theo hướng tập trung, thống nhất để cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ.
Cùng với đó, Bộ TT&TT cũng sẽ tích hợp 6 dịch vụ công trực tuyến với Cổng dịch vụ công quốc gia, đồng thời áp dụng cơ chế đăng nhập một lần SSO đồng bộ trạng thái hồ sơ thủ tục hành chính và kết nối hệ thống hỗ trợ thanh toán trực tuyến toàn quốc. Trên cơ sở đó, đưa tỷ lệ dịch vụ có phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng số dịch vụ công trực tuyến đạt từ 50% trở lên, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến đạt từ 40% trở lên.
Cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán phí, lệ phí (nếu có) trực tuyến, không dùng tiền mặt, bằng nhiều phương tiện khác nhau khi sử dụng dịch vụ công của Bộ TT&TT. Đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
Đáng chú ý, trong kế hoạch mới ban hành, danh sách 149 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, 3 sẽ được nâng cấp lên mức 4 trong năm nay trên hệ thống của Bộ và của đơn vị cũng được Bộ TT&TT công bố.
Trong đó, Vụ Bưu chính có 6 dịch vụ sẽ nâng cấp từ mức 3 lên mức 4, với thời hạn hoàn thành là tháng 5/2020; Vụ CNTT có 6 dịch vụ, nâng từ mức 2 lên mức 4, thời hạn hoàn thành cũng là tháng 5/2020; Vụ Khoa học và Công nghệ có 2 dịch vụ; Cục Báo chí có 15 dịch vụ; Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử có 41 dịch vụ; Cục Xuất bản, In và Phát hành có 24 dịch vụ; Cục An toàn thông tin và Cục Tần số vô tuyến điện mỗi cơ quan đều có 8 dịch vụ; Cục Viễn thông có 32 dịch vụ; Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có 5 dịch vụ; và số dịch vụ công trực tuyến sẽ được nâng cấp lên mức 4 trong năm 2020 của Trung tâm Internet là 2 dịch vụ.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, trong kế hoạch, Bộ TT&TT đã phân công cụ thể các nội dung công việc cho các đơn vị trong Bộ tập trung triển khai như: Thống nhất các biểu mẫu, thành phần hồ sơ trong quy trình điện tử giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; Xây dựng, ban hành quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong xử lý hồ sơ thủ tục hành chính; chuẩn hóa mã tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính theo Nghị định 61 của Chính phủ; Xây dựng và nâng cấp Cổng dịch vụ công của Bộ…
Bộ TT&TT yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ trì cung cấp dịch vụ công trực tuyến phải chủ động thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao. Xây dựng kế hoạch triển khai của đơn vị, nêu rõ danh mục các dịch vụ công trực tuyến mức 4 cần thực hiện, thời gian cụ thể hoàn thành trong năm 2020 và các biện pháp để thúc đẩy việc nộp hồ sơ trực tuyến, tăng tỷ lệ hồ sơ được giải quyết trực tuyến.
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT chủ trì cung cấp dịch vụ công trực tuyến cũng được yêu cầu phải chủ động trong kết nối, tích hợp hệ thống dịch vụ công của đơn vị mình (nếu có) với Cổng dịch vụ công của Bộ, Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn của Trung tâm thông tin.
Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về chất lượng xử lý dịch vụ công trực tuyến (tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến) đối với các dịch vụ công thuộc thẩm quyền của đơn vị mình.
Vân Anh