- Cuộc tranh luận dằng dai quanh chuyện du học sinh về hay ở lại được xớixáo lên nhân chuyện của TS Doãn Minh Đăng,ọcsinhvềhayởChuyệncánhânhayviệccầnchỉnhđốsoi kèo slovenia rồi tới chia sẻ của Nguyễn Thành Vinh - Á quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia mùa đầu tiên.
Cuộc tranh luận du học sinh, đặc biệt là du học theo diện học bổng ngân sách của Nhà nước, phải về nước hay ở lại nước ngoài - được xem là cuộc tranh luận kéo dài và khó đi đến hồi kết.
Quay về thì phải chấp nhận...Độc giả Võ Viết Lập đặt một loạt câu hỏi “Đi học bằng ngân sách Nhà nước, về nước từ chối bổ nhiệm làm lãnh đạo, chỉ muốn làm theo sở thích của mình, thế mà vẫn được khen ngợi là sao? Chẳng lẽ vị trí lãnh đạo chỉ dành cho những người kém, còn người giỏi không thấy trách nhiệm của mình?
Nếu các bạn là lao động tự do, tức là không bị ràng buộc về đào tạo, cống hiến, các bạn muốn làm gì thì làm, việc không phù hợp thì thôi. Còn đã chấp nhận sử dụng tiền của nhà nước, thì phải theo bổ nhiệm của cấp trên. Đưa người giỏi lên làm lãnh đạo chẳng lẽ là sai? Ai cũng như thê, chỉ thích làm khoa học thì ai sẽ làm lãnh đạo?”.
Facebooker Vu Hong Thao cho rằng “Đã chấp nhận quay về thì du học sinh phải chấp nhận cái thực tế là nước mình chưa bằng được nước người ta, Và mình về để mà đóng góp cho sự phát triển của quê hương. Còn anh quay về mà cứ mang tư tưởng "trên cơ", ban phát ân huệ cho "dân đen" thì bất mãn là đương nhiên”.
Độc giả Nguyễn Lam thì nhìn nhận quan điểm đi được là cứ đi, đừng về là của nhiều người, mà “Lỗi không chỉ của người làm chính sách mà ở cả chính lối sống nhiều tật xấu của người Việt."
"Song, thấy dở thì đi, thấy hay thì về, chỉ biết chờ đồng nghĩa là kẻ cơ hội” – độc giả này nhận xét.
Chuyện đâu chỉ mỗi Việt Nam?
Không ít những người đã đứng trước lựa chọn về hay ở, hay về rồi lại đi tiếp, lên tiếng chia sẻ câu chuyện của bản thân.
Một cựu du học sinh đã từng trở về Việt Nam kể chuyện: “Mình về Việt Nam xin việc ở viện nghiên cứu, lương ngày xưa là 700.000 đồng. Cô phụ trách ở đó bảo mình là cô bảo gì thì cháu làm nấy, cháu cũng không được hỏi là dự án này đang làm về cái gì, cứ làm rồi đưa cô kết quả...
Sang một viện khác, chú phụ trách bảo cháu cứ ở đây, sáng đến quét phòng chuẩn bị trà, đến trưa thì thường các chú sẽ đi ăn trưa sớm, trong tuần có buổi nào đó các chú sẽ về sớm đánh tennis... Xin vào 3 viện thì 3 viện đều có tác phong như vậy. Mình có người quen nên đến đưa hồ sơ cho các cô chú các cô chú cũng cởi mở nói thẳng thắn thế đấy.
Nói chung sau này là mình lại rời Việt Nam”.
Bạn có nickname Metincoi thì nhận xét: “Chuyện chọn nơi làm việc có khả năng phát huy bản thân đâu chỉ xảy ra ở Việt Nam: dân châu Âu sang Mỹ, Nhật làm việc đầy, ngược lại dân Mỹ sang Âu, Á làm việc cũng khối.
Có người chọn cách sống dễ dàng, thoải mái về vật chất, người thích sống khó khăn, thử thách. Mục đích cuộc đời cũng chẳng ai giống ai”.
Bạn Honey.Bee cũng nhận xét: “Về nước làm việc hay ở nước ngoài, cái này - khoan nói tới chính sách vĩ mô to tát gì đó - thì phần lớn là do cách nhìn, cách nghĩ và cách quyết định của cá nhân từng người.
Hầu hết những du học sinh băn khoăn đi hay ở đều là người đã từng ở trong nước, sau đó ra ngoài học tập công tác một thời gian rồi quay về. Vì thế đừng bao biện là "Tôi không thể tưởng tượng được rằng nó lại như thế..."!”.
Đồng tình với cách nhìn nhận này, độc giả Phan Hà An nêu ví dụ “Rất nhiều người giỏi đã và vẫn đang làm việc ở Việt Nam bình thường, họ cũng bận rộn và chẳng có thời gian lên mạng thanh minh vì sao họ về. Một trường hợp điển hình là GS Phan Thanh Sơn Nam sinh năm 77, GS Hiếu ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, hay rất nhiều người trẻ cỡ 35 – 36 tuổi đều học ở Âu, Mỹ về nước làm việc có nhiều công trình công bố từ Việt Nam. Họ không những giỏi mà còn thích nghi tốt, không tiêu cực với thời cuộc”.
Trên một diễn đàn mạng, với chủ đề về - ở, một thành viên có nickname là Aika cho biết “Mình cũng là người chọn ở lại”. Theo bạn này, “Thật ra lúc trẻ mình chẳng có suy tư chuyện về ở nhiều lắm. Cứ chọn làm những thứ mình thích ngoảnh đi ngoảnh lại thì ở Nhật quá lâu để không muốn rời khỏi nó, nhất là khi có con thì mình mới nghĩ nhiều hơn về những thứ thực tế liên quan đến con.
Người về hay ở thật ra ai cũng cân nhắc, đắn đo nhiều lắm rồi. Suy cho cùng ai cũng sẽ chọn, quyết cái mà họ cảm thấy tốt nhất cho họ ở mỗi thời điểm lựa chọn. Mình không đánh giá ai cả, vì không có chuẩn và công thức chung nào để đúng cho tất cả mọi người, nhất là không có cái thước đo nào có thể đo được lòng yêu nước, chí cống hiến của người ta cả.
Nên ai chọn như thế nào thì cứ cố gắng hết sức làm bằng cả nhiệt huyết thì mình đánh giá cao hết”.
Các du học sinh sẽ chọn, quyết cái mà họ cảm thấy tốt nhất cho mình ở mỗi thời điểm lựa chọn. |
“Tiên vị kỷ”, và nhớ rằng còn món nợ
Không quá cực đoan với chuyện ở hay về, một độc giả nhắn nhủ: “Tại sao cứ phải băn khoăn đi hay ở nhỉ? Các bạn thấy chỗ nào hợp và phát huy được tài năng của mình thì ở lại làm việc, khi đó bạn sẽ cống hiến được nhiều nhất cho xã hội và cho mình. Và bạn hãy vững mạnh lên, bạn kém là bạn sa lầy đấy, bạn có vững mạnh thì bạn mới có cơ hội giúp đỡ người khác. Và lúc đó thì bạn hãy nghĩ về cố hương của bạn trước nhé... Thế thôi, đơn giản vô cùng”.
Bạn Moonandsun84 nêu quan điểm: “Theo mình, nếu em nào có tài, nhà có điều kiện đi học bằng tiền của mình thì về hay ở tùy tâm của em. Nếu em tài, em không có điều kiện nhưng tìm được học bổng nước ngoài rồi đi học thì về hay ở tùy thích của em. Nếu em tài, em đi bằng học bổng Nhà nước thì đi hay ở tùy đạo đức của em, ở lại nhớ trả tiền là được.
Mỗi người đều có sự lựa chọn của bản thân miễn không vi phạm đạo đức, pháp luật thì chả ai có thể lên án hay phán xét được, bởi mình cũng chẳng thể đảm bảo lo được cho người khác trong khi bản thân còn lo chưa xong. Đừng bắt người khác phải hy sinh hay làm như cách mình mong muốn trong khi bản thân chưa từng trong hoàn cảnh như thế”.
Cũng trên một diễn đàn mạng, một thành viên có nick là fassy bày tỏ: “Tôi mong các bạn đi học bằng học bổng Nhà nước, hãy cố gắng học hành nghiên cứu, có nhiều kết quả tốt để có cơ hội việc làm, sau đó ở lại các nước phát triển, học hành nghiên cứu tiếp. Nếu trở về thì cố gắng làm nơi có đất dụng võ, có nơi học hỏi và thu nhập đủ sống.
Đừng bao giờ để người khác làm ảnh hưởng tới quyết định về tương lai nghề nghiệp và cuộc sống của các bạn...
Chỉ cần nhớ rằng Việt Nam luôn là quê hương của các bạn, các bạn còn món nợ với đất nước và tri thức của các bạn chính là vốn quý của đất nước sau này. Luôn nhớ như vậy là đủ”.