'Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời bao quát, đề xuất nhiều giải pháp'_7m. ma cao

作者:Nhà cái uy tín 来源:La liga 浏览: 【】 发布时间:2025-01-10 13:37:52 评论数:

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn.

Phát biểu sau phiên chất vấn đối với Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong,ổngThanhtraChínhphủtrảlờibaoquátđềxuấtnhiềugiảiphá7m. ma cao Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quốc Phương đánh giá phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, cơ bản bám sát nội dung chủ đề đã đặt ra, có trọng tâm, trọng điểm, với tinh thần thẳng thắn, khách quan, xây dựng, phản ánh được những ý kiến trăn trở, bức xúc của cử tri và nhân dân.

Tuy lần đầu trả lời chất vấn trước Quốc hội, nhưng với kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo điều hành thời gian qua, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã nắm rõ tình hình, thực trạng vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách, trả lời đầy đủ, bao quát, đề xuất nhiều giải pháp cho thời gian tới.

Nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quốc Phương nhấn mạnh thanh tra là một chức năng thiết yếu, quan trọng trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp nói riêng và kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung; thực hiện việc xem xét, đánh giá và xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hoạt động thanh tra được thực hiện rộng khắp, với phương châm ở đâu có quản lý, ở đó có thanh tra.

Trong thời gian qua, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác thanh tra và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được quan tâm tăng cường, đã góp phần quan trọng trong kiểm soát quyền lực nhà nước và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Ngành thanh tra đã tổ chức triển khai định hướng chương trình thanh tra hằng năm có trọng tâm, trọng điểm; kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý nghiêm các vụ việc, hành vi vi phạm pháp luật, vừa đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giảm chồng chéo, hạn chế phát sinh phiền hà, sách nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, công tác thanh tra và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn có những tồn tại, hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý nhà nước, cần tiếp tục có những giải pháp khả thi nhằm thực hiện tốt chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của Đảng, Nhà nước và kỳ vọng của cử tri và nhân dân.

Tại kỳ họp này, Quốc hội đã dành thời gian xem xét thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi), xem xét báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng và nhất là việc Quốc hội lựa chọn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thanh tra để tiến hành chất vấn cho thấy công tác thanh tra và phòng, chống tham nhũng ngày càng được Quốc hội quan tâm và tăng cường giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết thúc chất vấn về nhóm vấn đề thứ 4 thuộc lĩnh vực Thanh tra.

Để phát huy kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục các tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện Luật Thanh tra (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV; sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy định chi tiết thi hành bảo đảm có hiệu lực cùng với thời điểm có hiệu lực của Luật; kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp các cơ quan thanh tra, đội ngũ thanh tra viên và người làm công tác thanh tra, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ thanh tra, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và vi phạm pháp luật trong giai đoạn mới.

Đồng thời, tiến hành sơ kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và xây dựng kế hoạch cụ thể cho giai đoạn tiếp theo; xây dựng Định hướng chương trình thanh tra, Kế hoạch thanh tra hằng năm bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường thanh tra công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương dễ phát sinh nhiều vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm (như lĩnh vực ngân hàng, quản lý và sử dụng đất đai, kinh doanh xăng dầu...; quan tâm triển khai nghiêm túc các cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phát hiện và xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quốc Phương, thời gian tới, Thanh tra Chính phủ đổi mới phương pháp và cách thức tiến hành thanh tra để đẩy nhanh tiến độ thanh tra, khắc phục triệt để tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra; nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, bảo đảm chặt chẽ, khách quan, kịp thời và khả thi; tăng cường theo dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra, tăng tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản; bảo đảm 100% các vụ việc khi thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm đều được chuyển ngay hồ sơ đến cơ quan điều tra xử lý theo thẩm quyền; chuyển danh sách tổ chức Đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm đến cơ quan kiểm tra Đảng để xem xét xử lý theo quy định của Đảng...; phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước để trao đổi, thống nhất, xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, bảo đảm sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán; không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm toán quá 1 lần/năm về 1 nội dung đối với 1 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Đặc biệt, xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu về các cuộc thanh tra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, phát hiện và xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Đồng thời, quán triệt và thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là Kết luận số 12-KL/TW, ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Chỉ thị số 04-CT/TW, ngày 2/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; khẩn trương xây dựng Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 và kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; khẩn trương xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; sau năm 2025, thực hiện chuyển đổi số 100% công tác kiểm soát tài sản, thu nhập bằng việc sử dụng công nghệ số, dữ liệu số.

Sớm ban hành bộ tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với bộ, ngành Trung ương làm cơ sở để thống nhất đánh giá đầy đủ, toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quốc Phương cũng nhấn mạnh cần hoàn thiện các quy định và tăng cường các biện pháp, chế tài để thu hồi tài sản tham nhũng; tích cực, chủ động phối hợp trong công tác thu hồi tài sản, nhất là việc kê biên, phong tỏa, tạm giữ, phục vụ cho việc tổ chức thi hành án, thu hồi tối đa tài sản công bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; tăng cường hợp tác quốc tế, tương trợ tư pháp về thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài.

Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thật sự có bản lĩnh, liêm chính, trong sạch; có chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo động lực yên tâm công tác; đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tập trung tuyên truyền, phản ánh trung thực, kịp thời kết quả thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng cũng như việc xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, xã hội quan tâm./.

Theo TTXVN