Sáng 29/10, tiếp tục kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Tiếp tục đề xuất áp thuế 5% mặt hàng phân bón
Tại kỳ họp thứ 7, một trong các vấn đề còn tranh luận nhiều là mức thuế suất với mặt hàng phân bón. Nhiều ý kiến tán thành việc chuyển phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tàu khai thác thủy sản từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5%.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện hành và đề nghị đánh giá kỹ tác động đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như đối với người tiêu dùng và bảo đảm cơ sở pháp lý của việc thay đổi chính sách; cân nhắc để hài hòa về lợi ích, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững.
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với phân bón được sửa đổi từ năm 2014 tại Luật Thuế GTGT số 71/2014/QH13, chuyển từ diện đang chịu thuế suất 5% sang diện không chịu thuế.
Theo ông Mạnh, chính sách này đã gây ảnh hưởng bất lợi rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước thời gian qua.
Điều này đặt trong xu thế cung vượt cầu trên thị trường phân bón thế giới từ 2015 đến trước thời điểm dịch Covid-19 đã làm nhiều doanh nghiệp trong nước lỗ lớn, phải thu hẹp sản xuất. Ngược lại, phân bón nhập khẩu được hưởng lợi do đang chịu thuế 5% được chuyển sang không chịu thuế và vẫn được hoàn toàn bộ thuế GTGT đầu vào.
Chính vì vậy, trong suốt thời gian qua, các bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất phân bón đã liên tục kiến nghị chuyển lại mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế suất 5%. Kiến nghị này cũng đã được các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội đưa vào nhiệm vụ rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Ông Mạnh cho biết, có ý kiến lo ngại khi chuyển phân bón sang chịu thuế 5% thì người nông dân sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, nếu các doanh nghiệp trong nước cấu kết với tư thương bán hàng nhập khẩu, nâng giá bán gồm cả phần thuế GTGT phải nộp làm tăng mặt bằng giá phân bón, dẫn đến tăng giá thành sản xuất nông nghiệp.
Theo ông Mạnh, để xử lý những bất cập trong chính sách đối với ngành sản xuất phân bón thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ như dự thảo luật đã được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7.
Cần cân nhắc kỹ
Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị không đánh thuế 5% với mặt hàng phân bón, tuy nhiên cũng có đại biểu ủng hộ đề xuất như dự thảo luật mà Chính phủ đề xuất.
Đại biểu Lê Thị Song An (Long An) cho rằng đây là loại thuế gián thu mà người cuối cùng phải chịu là người tiêu dùng, trong trường hợp này là người nông dân. Thuế suất 5% với phân bón chắc chắn sẽ dẫn tới tăng giá phân bón trên thị trường, tạo ra tác động không hề nhỏ với ngành nông nghiệp và nông dân.
Theo bà An, trong bối cảnh ngành nông nghiệp còn nhiều khó khăn, thiếu bền vững, thiếu tính cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài, việc áp thuế với phân bón sẽ giúp tăng ngân sách khoảng 4.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều băn khoăn là người dân phải chịu mức phân bón tăng cao và khi giá phân bón tăng, chi phí sản xuất nông nghiệp tăng, làm tăng giá thành sản xuất nông nghiệp.
"Nếu áp dụng thuế suất 5% với phân bón, Nhà nước và doanh nghiệp sẽ được lợi nhưng người nông dân là bộ phận quan trọng nhất của ngành nông nghiệp lại chịu thiệt thòi nhất", vị đại biểu nói.
Tranh luận liên quan đến vấn đề này, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho rằng, hiện nay thuế giá trị gia tăng đang đánh vào người tiêu dùng trong đại bộ phận người dùng phân bón, thực phẩm, nông sản.
Vì vậy, đại biểu cho rằng đề xuất này cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng.
Theo ông Hạ, khi người nông dân mua phân bón không có hóa đơn, như vậy không được khấu trừ đầu vào nên việc đánh 5% thuế với phân bón là người nông dân phải chịu.
Vị đại biểu đề xuất đưa mặt hàng phân bón với thuế suất 0%.
Ông Hạ cho rằng câu chuyện cạnh tranh giữa 70% nhập khẩu và 30% trong nước thì các doanh nghiệp Việt Nam phải tính toán nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công nghệ… để giảm giá thành, đảm bảo cạnh tranh.
Đại biểu nêu thực tế "các cô ngồi máy cấy lại gò lưng tần tảo cả đời, nay lại gánh tiếp cạnh tranh cho các doanh nghiệp phân bón". Vị đại biểu cho rằng việc này không hợp lý.
"Người dân đã rất cực, may được mùa thì lại mất giá. Nếu bây giờ tiếp tục đánh thuế 5% người dân phải chịu nữa tôi nghĩ là rất tội cho người dân", đại biểu Hạ bày tỏ.
(责任编辑:World Cup)
Anh rời EU: Không loại trừ một cuộc bỏ phiếu lần hai
HLV Mourinho bị chê bai, chịu sức ép trước trận Fenerbahce gặp MU
Gần 400 tay vợt tranh tài tại giải bóng bàn Cúp Báo Hànộimới
Cơ hội giành học bổng 100% cho tân sinh viên tại UEF
Nên thay nhớt lúc máy còn nóng hay đã nguội?
Soi kèo góc Lyon vs Olympiacos, 02h00 ngày 27/9
Học phí Trường đại học Bách khoa TPHCM năm 2024
Neymar trở lại sân cỏ dưới sự cổ vũ của bạn gái xinh đẹp
Quan tài cổ nghìn năm chứa điều huyền bí trong hang đá ở Sơn La
Tuyển Việt Nam: Muốn bay cao ở AFF Cup 2024 hãy học HAGL
Quảng Ninh: Nông thôn chuyển đổi số
Nam sinh ngành Y ôm con lên sân khấu nhận bằng tốt nghiệp loại giỏi