Tại kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ủy ban chuyển đổi số quốc gia,ảiDươngHưngYênSơnLaứngdụngnềntảngtruyxuấtnguồngốcnôngsảbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia italia Ủy ban đã giao các nhiệm vụ trọng tâm phân công Ban chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo. Theo kế hoạch này, Ban chỉ đạo chuyển đổi số của 4 địa phương gồm Hải Dương, Hưng Yên, Sơn La và Tiền Giang cùng được giao tập trung chỉ đạo việc áp dụng Nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản trên địa bàn để hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số nông nghiệp tại địa phương. Theo thống kê của bộ phận thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, có 3 địa phương gồm Hải Dương, Hưng Yên và Sơn La đã hoàn thành nhiệm vụ này. Riêng với Tiền Giang, tỉnh đang phối hợp với các bộ: Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để triển khai áp dụng. Cụ thể, với Hải Dương, toàn tỉnh hiện có trên 20 công ty, hợp tác xã, tổ sản xuất thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Để nông sản Hải Dương đáp ứng được hàng rào kỹ thuật đảm bảo điều kiện xuất khẩu, Hải Dương đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc nông sản, gắn tem truy xuất nguồn gốc bằng mã QR. Công tác thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói được tỉnh Hải Dương đặc biệt quan tâm. Tính đến trung tuần tháng 12/2022, toàn tỉnh Hải Dương đã xây dựng và cấp được 261 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, trong đó 241 mã số vùng trồng cây ăn quả và 20 mã số vùng trồng rau. Trên 1.000 ha diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đã được ứng dụng mã truy xuất nguồn gốc nông sản bằng mã QR biến đổi, với nhiều sản phẩm được dán tem QR như dưa lưới, dưa chuột, cà rốt, vải thiều, nhãn... Thông tin truy xuất nguồn gốc nông sản bao gồm: Diện tích vùng trồng, nhật ký sản xuất về thời gian gieo trồng, các kỹ thuật áp dụng, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng, diện tích, năng suất sản lượng các loại cây trồng, diện tích sản xuất an toàn, tọa độ vùng sản xuất... gắn với tem truy xuất nguồn gốc QR Code (Itrace247, Smartlifevn...) để phục vụ cho sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Cùng với đó, Hải Dương đã phát triển những mô hình sản xuất gắn với truy xuất nguồn gốc như mô hình nuôi cá trắm giòn tại Nam Sách, mô hình trồng thanh long tại Hoàng Hoa Thám, Chí Linh, vải thiều Thanh Hà, sản phẩm nhãn Chí Linh, mô hình trồng cà rốt tại Cẩm Giàng... Trong năm vừa qua, để nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường vải xuất khẩu, Hải Dương tiếp tục duy trì 41 vùng vải tiêu chuẩn VietGap với diện tích 500 ha và 11 vùng sản xuất vải theo tiêu chuẩn Globalgap với diện tích 110 ha, thực hiện cấp mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc. Đối với Hưng Yên, UBND tỉnh này đã giao Sở NN&PTNT tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại địa chỉ hy.check.net.vn, bàn giao tài khoản cho 10/10 huyện thị, xã thành phố quản lý hệ thống modul; xây dựng nâng cấp modul kết nối cung cầu sản phẩm (gồm phiên bản web và phiên bản mobile), module quản lý và đánh giá sản phẩm OCOP .... tạo sàn giao dịch điện tử cho các tổ chức, cá nhân có sản phẩm thực phẩm an toàn tham gia hệ thống. Đến tháng 12/2022, Hưng Yên đã hoàn thành xây dựng phiên bản giao diện tiếng Anh, tiếng Trung cho hệ thống hy.check.net.vn; duy trì quản lý cập nhật lưu trữ thông tin cho 76 cơ sở. Đồng thời, đã hỗ trợ 66.000 tem xác thực ứng dụng quy trình chống hàng giả, tem truy xuất trên thủy sản, động vật; 6.300 bao bì; truyền thông, quảng bá sản phẩm cho mô hình Rau, quả, thịt và sản phẩm thịt. Tại Sơn La, tỉnh đã triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc với 81 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm – PV) trên địa bàn qua việc xây dựng 37 module nhóm sản phẩm bảo đảm truy xuất nguồn gốc từ sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và minh bạch giữa các bên liên quan. Cơ sở dữ liệu về truy xuất nguồn gốc được quản lý tập trung tại Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia. |