Nghiên cứu về Tây Bắc phải hướng tới hiệu quả, thực tiễn_keo nha cai .de

作者:La liga 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【】 发布时间:2025-01-10 04:51:21 评论数:
- "Chương trình Khoa học Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc phải hướng tới tính hiệu quả,êncứuvềTâyBắcphảihướngtớihiệuquảthựctiễkeo nha cai .de thực tiễn". Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc đã phát biểu như vậy tại hội thảo "Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành và phân tích chính sách phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc" diễn ra vào ngày 18/10/2014 tại ĐHQG Hà Nội.

Hoạt động này là một nội dung quan trọng trong kế hoạch của Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia, giai đoạn 2013-2018: "Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc", do ĐHQG Hà Nội chủ trì.

{keywords}
Ông Nguyễn Xuân Phúc: "Tây Bắc vẫn là vùng đặc biệt khó khăn về mọi mặt. Tỷ lệ hộ nghèo là 29,5%, cao nhất cả nước...Nguy cơ về thiên tai, môi trường do tác động của biến đổi khí hậu và sự khai thác, sử dụng bất hợp lý các tài nguyên thiên nhiên ngày càng rõ nét, đe dọa trực tiếp sự phát triển bền vững của vùng". Ảnh: Bùi Tuấn

Hội thảo nhằm trao đổi về phương pháp xây dựng và cấu trúc của Bộ Cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành và các bộ công cụ phân tích chính sách phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Đồng thời, tạo cơ hội để các nhà khoa học gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo, quản lý ở 14 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc và các bộ ngành hữu quan.

Kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong giai đoạn I đã được công bố tại hội thảo, gồm: Khung cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc; Xây dựng và đề xuất ứng dụng khung năng lực vào phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc; Khung phân tích đánh giá sự phù hợp của các chính sách đang còn hiệu lực trên địa bàn Tây Bắc; Khung đánh giá tác động của các Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo tại vùng Tây Bắc; Khung phân tích rà soát và đánh giá sự phù hợp, hiệu lực thực thi của các Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện tại vùng Tây Bắc giai đoạn 2001-2015.

Tham dự hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: Dù có vị trí chiến lược quan trọng, tiềm năng to lớn và đa dạng nhưng Tây Bắc vẫn là vùng đặc biệt khó khăn về mọi mặt, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Nguyên nhân là do các nguồn lực phát triển bền vững của vùng Tây Bắc chưa thực sự được khơi dậy và phát huy đúng mức.

Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước về phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc giao cho ĐHQG Hà Nội triển khai được kỳ vọng sẽ là một chương trình nghiên cứu tổng hợp, liên ngành, cung cấp các luận cứ, giải pháp khoa học nhằm góp phần giải quyết trực tiếp các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

"Hoan nghênh tinh thần dám nghĩ, dám làm của ĐHQG Hà Nội", Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến yêu cầu căn bản là tính hiệu quả, thực tiễn: “Sản phẩm nghiên cứu không được nặng tính hàn lâm mà phải phù hợp với thực tế phát triển của từng địa phương. Hiệu quả của Chương trình phải là hiệu quả chuyển giao, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn”.

{keywords}
Nhiều đại biểu đề xuất giải pháp phát triển theo hướng liên kết các tỉnh có thế mạnh về phát triển rừng để tập trung thu hút, đầu tư chế biến lâm sản, giúp người dân sống được bằng nghề rừng, tránh việc ban hành chính sách như hiện nay là chưa hiệu quả, mỗi tỉnh triển khai mỗi cách.

Ông Phúc đề nghị kết quả của từng đề tài, dự án phải trả lời được câu hỏi: "Sẽ đóng góp được gì và ở mức độ nào để giúp Tây Bắc phát triển bền vững và đời sống của đồng bào bớt khó khăn?". Còn các địa phương sẽ “đặt hàng”, đề xuất và đưa ra các nhiệm vụ mà Chương trình cần nghiên cứu.

Ông Phùng Xuân Nhạ, Giám đốc ĐHQG Hà Nội, chủ nhiệm chương trình cho biết ĐHQG Hà Nội đã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai tổng thể, lập hội đồng tư vấn, triển triển khai 5 đề tài đầu tiên của Chương trình, trong đó tập trung vào việc xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu tích hợp, liên ngành và rà soát, phân tích, đánh giá hệ thống chính sách và chương trình mục tiêu đang được triển khai ở Tây Bắc.

Ngoài ra, còn phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Bắc, Ban Kinh tế Trung ương, UBND các tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang… trong việc xác định và phối hợp triển khai một số nhiệm vụ theo yêu cầu thực tiễn của địa phương như: phát triển mô hình du lịch sinh thái gắn với các di sản thiên nhiên ở Tây Bắc; khai thác năng lượng địa nhiệt ở Tuyên Quang và Điện Biên; khai thác dược liệu để phát triển thuốc; phát triển liên kết vùng trên cơ sở chuỗi giá trị hàng hóa cũng như xác định các vấn đề mang tính điểm nóng liên quan tới văn hóa và xã hội...

  • Song Nguyên